Tắm đúng cách cũng là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả

Huyền Quỳnh |

(Soha.vn) - Đau nhức cơ bắp, mỏi mắt, lạnh bàn tay bàn chân… các triệu chứng này sẽ biến mất hoàn toàn nếu chúng ta biết sử dụng đúng phương pháp khi tắm.

Sau 1 ngày làm việc chúng ta cần tắm rửa để thư giãn tinh thần. Tắm là 1 biện pháp thông dụng để loại bỏ mệt mỏi nhưng làm thế nào để vận dụng phương pháp này 1 cách tốt nhất để nó đạt được hiệu quả kỳ diệu trong việc chăm sóc sức khỏe?

Đau nhức cơ bắp, mỏi mắt, lạnh bàn tay bàn chân, . . . 1 vài triệu chứng nhỏ này không phải dùng đến thuốc nhưng cũng không thể làm ngơ mà không để ý đến. Một chuyên gia sức khỏe của công ty TNHH suối nước nóng Nhật Bản “BATHCLIN” đã giới thiệu cho mọi người 1 vài cách tắm giúp bạn có thể thông qua đó để bảo vệ sức khỏe.

Lạnh bàn tay bàn chân: sau khi tắm xối nước lạnh lên người

Nước ấm có thể giúp kích thích co giãn các mạch máu, lưu thông máu, có thể làm ấm cơ thể từ trong ra ngoài. Cách cụ thể là 2 tiếng trước khi đi ngủ ngâm mình trong nước ấm từ 38 độ C - 39 độ C ( mùa hè từ 37 độ C - 38 độ C ) trong vòng 20 đến 30 phút.

Lúc tắm phải cho nước ngập đến vai, nếu điều kiện không cho phép, sau khi tắm xong có thể ngâm chân vào nước lạnh một lúc rồi bỏ ra, làm cho các mạch máu đang giãn ra tiếp xúc với nước lạnh sẽ co lại. Từ đó làm lượng nhiệt được giữ lại trong cơ thể, làm cho thân nhiệt cơ thể tăng cao giữ được trong khoảng thời gian rất lâu. Cần chú ý, sau khi tắm xong cần phải đi tất để tránh mất nhiệt từ lòng bàn chân.

 

Phù nề cơ thể: khi tắm cần co duỗi cổ chân

Phù nề là do lượng nước vốn cần được bài tiết ra bị tích trữ trong cơ thể gây nên. Có thể ngâm mình trong nước ấm từ 39 độ C - 40 độ C trong vòng 15 đến 20 phút, nước phải ngập đến vai, lợi dụng áp lực của nước để làm giảm phù nề, nếu không sợ phiền thì trong khi tắm có thể co duỗi cổ chân, xoay cẳng chân, uốn cong các ngón chân, còn có thể massage chân và đầu gối, những động tác này đều có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện bệnh phù nề.

Đau nhức bả vai: khi tắm vươn thẳng vai

Ngồi máy tính, đánh máy lâu dễ gây đau nhức bả vai, lúc này có thể ngâm mình trong nước ấm từ 40 độ C - 41 độ C trong vòng từ 10 đến 15 phút, mức nước yêu cầu ngập đến cổ, như thế có thể loại bỏ các chất axit lactic được tích trữ trong máu, làm giảm đau nhức.

Ngoài ra trong lúc tắm còn có thể làm 1 số động tác như vươn thẳng vai, làm giảm sự căng cơ, nếu đau nhức mắt có thể dùng 1 chiếc khăn mặt ướt đã ngâm nước ấm rồi vắt bỏ nước, đắp lên mắt, có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng mệt mỏi.

Cơ thể mệt mỏi: khi tắm nhiệt độ nước không nên quá cao

Nhiều khi mệt mỏi đến nỗi không muốn cử động, tắm sẽ giúp bạn có 1 giấc ngủ ngon hơn, ngày hôm sau sẽ có một gương mặt hồng hào. Cách cụ thể rất đơn giản là ngâm mình trong nước ấm từ 39 độ C - 40 độ C trong vòng 10 đến 15 phút, khi cảm thấy nhiệt độ trong cơ thể giảm đi thì nên lên giường và đi ngủ, như thế sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ.

Điều cần chú ý ở đây là nhiệt độ nước không được quá cao, nếu không sẽ làm nhịp tim đập nhanh và khiến cho cơ thể mệt mỏi hơn.

Tâm trạng chán nản: khi tắm cần cho thêm 1 ít hương thơm vào nước

Tắm có thể giúp thư giãn tinh thần, tâm trạng cũng có thể thấy tốt hơn . Cách cụ thể là đổ mùi thơm trực tiếp vào trong nước tắm, nhiệt độ nước cao nhất là từ 39 độ C - 40 độ C.

Sau đó ngâm toàn bộ cơ thể trong nước trong khoảng 15 đến 20 phút, như vậy sẽ làm cho người có cảm giác lâng lâng, có hiệu quả trong việc thư giãn tinh thần. Cần chú ý, sau khi ăn xong không được làm việc này, vì lúc đó tắm sẽ làm cho máu khó tập trung đến dạ dày sẽ gây khó khăn cho việc tiêu hóa.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại