Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao

kimngan |

Băng rừng, vượt núi đế “cõng chữ lên non” và những bữa cơm đạm bạc, cơ sở vật chất thiếu thốn…khiến nhiều người cảm phục.

Những giáo viên dạy chữ cho học sinh miền núi, vùng sâu, vùng xa hàng ngày phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Bằng niềm đam mê, lòng yêu nghề và tinh thần kiên cường, quyết tâm, những "chiến sỹ thầm lặng" có thể vượt qua được tất cả và có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển giáo dục nước nhà. Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu một phần sự vất vả, gian nan trong sự nghiệp "trồng người" ở vùng sâu, vùng xa của dải đất hình chữ S.
Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 1

Điều kiện đường xá đi lại vô cùng vất vả. Cô giáo cùng học trò lội qua con suối để đến trường. Những mùa nước lũ lên, việc đó không phải là dễ...

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 2

Những thầy cô giáo miền Trung phải đối mặt với sạt lở núi vào mùa lũ. Việc đi lại gặp nhiều khó khăn, vất vả.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 3

Mỗi giáo viên từ đồng bằng lên vùng cao dạy chữ đều phải học thêm ngôn ngữ của đồng bào dân tộc ở đó.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 4
Những hôm trời lạnh, cái rét cắt da cắt thịt, sương mù xuống khiến điều kiện khó khăn hơn.
Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 5

Ở điểm trường Lũng Cà (Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) chỉ có bảy giáo viên, họ phải lội qua con sông này để dạy chữ cho học sinh.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 6

Trước đây để vào được làng Kpắih (xã Ayun, Chư Sê, Gia Lai) dạy học, thầy Trần Văn Đạt (ảnh) và các giáo viên phải mạo hiểm đi trên chiếc bè này.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 7

Những ngôi nhà bằng tranh, phên nứa tuềnh toàng, xiêu vẹo được người dân ở vùng cao dựng là nơi tìm chữ của rất nhiều đứa trẻ vùng cao. 

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 8

Qua mỗi mùa mưa bão, lớp học không còn, những lớp học bằng đất không thể chống chọi được với cái rét cắt da cắt thịt ở Yên Bái, Sơn La, Lai Châu…Điều kiện giảng dạy hết sức khó khăn. 

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 9

Để dạy trẻ ở bản làng Ka Oóc (Trọng Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình), cô giáo trẻ này phải lội suối băng rừng “cõng” chữ lên gieo ước mơ cho học sinh. Lớp mầm non đó chỉ có 8 cháu.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 10
Thiếu giáo viên, nhiều thầy cô ở những vùng khó khăn phải một mình "kiêm" hai lớp như thế này.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 11
Điều kiện cơ sở vật chất vô cùng thiếu thốn. Bàn ghế, bảng, sách vở đều đã cũ...
Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 12
Ngoài ra, điều kiện sinh hoạt của các thầy cô chồng chất khó khăn. Không có điện, các thầy cô soạn bài đều nhờ ánh sáng ban ngày.
Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 13

Hai thầy giáo ở điểm bản của Điện Biên ăn ngủ và soạn bài ngay lớp học.

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 14
Chỗ nấu nướng sơ sài, dựng tạm, những bữa ăn đạm bạc...của giáo viên vùng cao.
Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 15

Ấn tượng hình ảnh giáo viên gian nan “gieo chữ” vùng cao 16
Những hơn ai hết, họ có tinh thần "thép", họ vượt lên số phận, khắc phục hoàn cảnh để dạy chữ cho các em vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Những giáo viên ấy chỉ có lòng đam mê nghề nghiệp, yêu trẻ để họ tiếp tục bám trường, bám dân để gieo ước mơ cho học sinh. 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại