Vì sao nếu thiếu "ông thợ hàn" này, tàu sân bay hay đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng sớm thành sắt gỉ?

Hoài Giang |

Bài viết liên quan được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít giờ trước.

Nếu thiếu "ông thợ hàn" này...

Vào thời điểm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1949), nước này vẫn chưa sở hữu nền công nghiệp phát triển - không những vậy, việc tiếp cận các công nghệ mới tiếp tục bị các thế lực bên ngoài ngăn trở và tạo ra những khó khăn trong gần như mọi lĩnh vực.

May mắn thay vô số tài năng nghiên cứu khoa học đã xuất hiện trong thời kỳ khó khăn đó - và trong số đó có 1 người thợ hàn tên là Pan Jiluan (Phan Tế Loan).

Nếu chỉ nhìn vào nghề nghiệp của ông Phan, đa phần người ta sẽ không coi ông là một tài năng xuất chúng.

Tuy nhiên - dù có thể nhiều người không tin - nhưng nếu không có"người thợ hàn" bình thường này thì ngày nay Trung Quốc sẽ không có đường sắt cao tốc (HSR) và thậm chí là các tàu sân bay.

Tại sao lại như vậy?

Vì sao nếu thiếu "ông thợ hàn" này, tàu sân bay hay đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng sớm thành sắt gỉ?- Ảnh 1.

Ông Phan Tế Loan năm 2022 (trái) và thời trẻ (phải).

... tàu sân bay hay đường sắt cao tốc cũng sớm thành sắt gỉ?

Thực tế là chỉ cần căn cứ vào việc ông Phan đã tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa (đại học ở Thủ đô Bắc Kinh và được xem là đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc và Châu Á) cũng đủ để coi ông là một nhân tài.

Chuyên ngành được ông học ở trường là hàn, nên sau khi ra trường - ông đã lập tức nghiên cứu ra vô số công nghệ mà những thợ hàn Trung Quốc có thể sử dụng trong đời sống.

Và trong đó thứ được coi là quan trọng và liên quan tới tàu sân bay hay đường sắt cao tốc là Công nghệ hàn hồ quang Argon.

Cụ thể trong công nghệ hàn truyền thống, kim loại ở nhiệt độ cao sẽ bị oxy hóa ở một mức độ nhất định nên dù mối hàn có hoàn hảo đến đâu thì sau này nó cũng dễ bị rỉ sét.

Để giải quyết vấn đề này, ông Phan cùng những cộng sự đã rất nỗ lực và cuối cùng đã tìm ra Công nghệ hàn hồ quang Argon (hàn trực tiếp).

Vì sao nếu thiếu "ông thợ hàn" này, tàu sân bay hay đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng sớm thành sắt gỉ?- Ảnh 2.

Ông Phan và một thiết bị hàn tự động.

Ưu điểm của công nghệ này là có thể cách ly kim loại ở nhiệt độ cao với không khí, giúp mối hàn chắc chắn hơn và kéo dài tuổi thọ đáng kể.

Chính vì sở hữu loại công nghệ này mà Trung Quốc mới dám phát triển tàu sân bay.

Nước biển vốn có tính ăn mòn và các mối hàn truyền thống rất dễ rỉ sét nếu tiếp xúc với nó.

Điều này có nghĩa là nếu không có Công nghệ hàn hồ quang Argon thì dù Trung Quốc có thể chế tạo tàu sân bay lớn đến đâu - chỉ cần ngâm trong nước biển đủ lâu thì các mối hàn sẽ cần được bảo dưỡng.

Vì sao nếu thiếu "ông thợ hàn" này, tàu sân bay hay đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng sớm thành sắt gỉ?- Ảnh 3.

Tàu sân bay Type 003 được Trung Quốc hạ thủy và đặt tên là "Phúc Kiến" vào tháng 6/2022 (Ảnh: CCTV).

Ngoài tàu sân bay, HSR cũng có yêu cầu cao về công nghệ hàn. Cần lưu ý rằng tàu cao tốc chạy rất nhanh nên không thể có các sai số quá lớn đến từ việc hàn nối đường ray - nếu không sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Công nghệ hàn hồ quang Argon cũng giải quyết hoàn hảo vấn đề này.

Chính vì công nghệ của ông Phan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các công trình cấp quốc gia nên ông không chỉ giành được danh hiệu "thợ hàn quan trọng nhất Trung Quốc" mà còn trở thành doanh nhân với tài sản ròng ước tính hàng trăm tỷ Nhân dân tệ.

Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc này có vẻ không quan tâm nhiều đến danh lợi. Sau khi nghỉ hưu, ông thỉnh thoảng vẫn đến nơi mình từng làm việc để hướng dẫn những người thợ hàn trẻ tuổi hơn.

Vì sao nếu thiếu "ông thợ hàn" này, tàu sân bay hay đường sắt cao tốc Trung Quốc cũng sớm thành sắt gỉ?- Ảnh 4.

Hình minh họa.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại