Phương án tự hành hóa pháo phòng không ZU-23-2 Việt Nam: Khác biệt và nhân bội sức cơ động

Hải Dương |

Giải pháp đưa pháo phòng không ZU-23-2 lên khung gầm xe bánh xích có một số khác biệt và ưu điểm vượt trội hơn so với tích hợp vào xe tải bánh hơi truyền thống.

Trong cuộc huấn luyện bắn đạn thật vừa được Quân khu 9 tổ chức cách đây không lâu, một số loại vũ khí "lai ghép" đã lần đầu được giới thiệu, trong đó đáng chú ý nhất là việc đưa pháo phòng không ZU-23-2 23 mm và lựu pháo M101 105 mm lên khung gầm xe vận tải bánh xích M548.

Phương án tự hành hóa pháo phòng không ZU-23-2 Việt Nam: Khác biệt và nhân bội sức cơ động - Ảnh 1.

Pháo phòng không ZU-23-2 được đưa lên thùng xe vận tải bánh xích M548. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Đây thực ra là phương án tự hành hóa pháo cao xạ ZU-23-2 thứ hai được Việt Nam tiến hành. Trước đó, hình ảnh phổ biến xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng chính là khẩu pháo này tích hợp trên xe tải việt dã bánh lốp KamAZ 43118.

Phương án tự hành hóa pháo phòng không ZU-23-2 Việt Nam: Khác biệt và nhân bội sức cơ động - Ảnh 2.

Pháo phòng không ZU-23-2 của Việt Nam sử dụng khung gầm xe tải việt dã 3 cầu chủ động KamAZ 43118. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

So sánh hai cách làm trên, cấu hình sử dụng xe bánh xích M548 có ưu điểm như khả năng cơ động trên các dải địa hình phức tạp tốt hơn, nên có thể chiếm lĩnh trận địa ở những vị trí đa dạng hơn. 

Bên cạnh đó thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu hay thu hồi cũng giảm xuống đáng kể khi không cần thêm công đoạn hạ càng chống mà có thể triển khai bắn rất nhanh, chỉ cần dừng lại lấy phần tử bắn là khai hỏa được, không bị nhược điểm gây rung lắc giống lúc bắn trực tiếp trên xe tải bánh lốp.

Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng mẫu pháo phòng không tự hành trên của Việt Nam vẫn nên được cải tiến tiếp, vì như hiện nay nó vẫn còn một số rào cản cần khắc phục như không bao quát được 360 độ vì vướng cabine xe, hay chưa thể bơi qua sông hồ một cách dễ dàng.

Do vậy, một cấu hình tự hành hóa pháo ZU-23-2 khác đã được nhiều quân đội trên thế giới triển khai mà Việt Nam rất nên tham khảo đó là tích hợp vũ khí này lên khung xe thiết giáp chở quân MT-LB.

Phương án tự hành hóa pháo phòng không ZU-23-2 Việt Nam: Khác biệt và nhân bội sức cơ động - Ảnh 3.

Pháo ZU-23-2 tích hợp trên nóc xe thiết giáp lội nước MT-LB

So sánh với việc đưa lên khung xe tải bánh xích M548 thì cách làm trên khắc phục hoàn toàn nhược điểm về góc bắn, khi mâm pháo xoay được đủ 360 độ và không còn vướng cabine điều khiển nữa.

Bên cạnh đó, MT-LB là chiếc thiết giáp chở quân nổi tiếng với khả năng vận động rất linh hoạt qua các vùng sông hồ, ngập nước, đặc biệt thích hợp nếu triển khai tại địa hình vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

Phương án tự hành hóa pháo phòng không ZU-23-2 Việt Nam: Khác biệt và nhân bội sức cơ động - Ảnh 4.

Module tác chiến pháo - tên lửa phòng không tầm thấp do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Hiện tại các kỹ sư thuộc Viện Cơ giới kỹ thuật quân sự còn đang triển khai đề tài tích hợp tên lửa phòng không vác vai cho pháo ZU-23-2 và bổ sung khí tài ngắm bắn quang điện tử.

Nếu gắn kết cả cụm vũ khí - khí tài trên lên xe thiết giáp MT-LB thì chúng ta sẽ có một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không lợi hại có sức cơ động cực cao. Hy vọng rằng viễn cảnh trên sẽ sớm trở thành hiện thực.

Xem video: Quân khu 9 cải tiến nhiều vũ khí phù hợp với địa bàn tác chiến. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Quân khu 9 cải tiến nhiều vũ khí phù hợp với địa bàn tác chiến

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại