Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đưa ra những câu hỏi tưởng chừng kì cục nhưng lại đánh giá nhanh được sự nhạy bén của các ứng viên. Các câu hỏi bất ngờ sẽ yêu cầu người trả lời phải có EQ cao, phải có sự tinh ý và kĩ năng phản xạ tốt thì mới có đáp án đúng được.
Thông thường, nhiều câu hỏi tuyển dụng dạng này còn không có câu trả lời chính xác. Chỉ cần bạn đưa ra biện pháp giải quyết hợp lý, giải thích được rõ ràng lý do hành động của mình là sẽ được sếp chấm qua thôi!
Mới đây, một cô gái tên là Xiao đã chia sẻ câu chuyện đi xin việc của mình. Cô là 1 trong 3 người cuối cùng bước vào vòng phỏng vấn của công ty nổi tiếng.
Nhà tuyển dụng bất chợt đặt câu hỏi: "Bạn nhặt được 50.000 NDT (khoảng 180 triệu), nhưng người đánh rơi bảo họ đánh rơi tận 80.000 NDT (khoảng 287 triệu). Liệu bạn có trả lại tiền cho họ không?".
Ảnh minh hoạ
Ứng viên đầu tiên nhanh nhẹn trả lời rằng anh ta sẽ liên hệ với bên đánh rơi trước, nói rằng chỉ nhặt được 50.000 NDT thôi. Nếu cần thì anh ta sẽ đưa người mất đến tận chỗ nhặt được tiền.
Nghe đến đây, nhà tuyển dụng chỉ lắc đầu, hỏi lại: "Nếu người ta cứ khăng khăng bị thiếu 30.000 NDT thì sao? Anh có thể đền bù cho họ không?".
Đến ứng viên thứ 2, lập tức trả lời bên tuyển dụng: "Tôi nghĩ vấn đề này không bao giờ xảy ra ở ngoài đời. Thanh toán online đã quá tiện lợi, chẳng ai lại cầm tận 80.000 NDT đi ngoài đường cả. Tình huống ở đây hoàn toàn vô nghĩa!".
Nhà tuyển dụng lập tức cau mày trước đánh giá mang tính chủ quan của ứng viên.
Ảnh minh hoạ
Rút kinh nghiệm từ 2 ứng viên trước, lần này Xiao bình tĩnh hơn. Cô quan sát cách trả lời của 2 người trước, sau đó đưa ra câu trả lời của mình.
"Nếu gặp tình huống này tôi sẽ trực tiếp đưa tiền cho cảnh sát. Vì dù sao đây đâu phải tiền của tôi. Cứ để bên cơ quan chức năng làm việc là nhanh nhất. Bên đánh rơi cũng thấy thái độ dứt khoát của tôi thì họ cũng chẳng dám kì kèo gì nữa đâu".
Lúc này người phỏng vấn mới gật gù đồng tình, liền mời ngay Xiao đi làm việc. Có thể thấy rõ trong 3 ứng viên, chỉ có Xiao là giữ được sự bình tĩnh, tự tin cũng như cái nhìn bao quát hết tình huống.
Đây cũng là điều cần thiết trong môi trường công sở. Khi gặp sự cố không thể xử lý, bị khách hàng làm phiền một cách vô lý, chúng ta cần phải đưa ra cách giải quyết minh bạch và nhanh gọn nhất để không bị rơi vào thế bị động.
Nguồn: Sohu