Lực lượng Biên phòng Ukraine đã sử dụng tên lửa dẫn đường mang đầu nổ mạnh (HE) thuộc tổ hợp Stugna-P ATGM thay vì đầu đạn lõm (HEAT) truyền thống để chống lại quân Nga ở khu vực Kharkiv.
Bằng chứng là một đoạn video tương ứng đã được công bố trên phương tiện truyền thông xã hội.
Cụ thể, Đại đội Biên phòng Cơ động số 15 thuộc Lữ đoàn xung kích Biên giới Thép ở khu vực Lyman - Kupiansk đã phá hủy một xe chiến đấu bộ binh của Nga bằng cách sử dụng ATGM Stugna-P.
Trong khi đẩy lùi cuộc tấn công của đối phương, kíp trắc thủ hệ thống chống tăng đã sử dụng tên lửa dẫn đường có đầu đạn HE và đạt được thành công đáng kể.
Tên lửa chống tăng Stugna-P với đầu đạn HE được sử dụng để phá hủy xe chiến đấu bộ binh Nga.
Tên lửa chống tăng Stugna-P với đầu đạn HE được sử dụng để phá hủy xe chiến đấu bộ binh Nga.
Tên lửa mang đầu đạn HE dành cho Stugna-P từ lâu đã được Cục thiết kế Luch của Ukraine cung cấp, nhưng không có đơn đặt hàng nào được báo cáo cho đến năm 2022.
Loại tên lửa mang đầu đạn HE này có lẽ được sản xuất từ sau khi chiến sự bùng nổ. Theo trang web chính thức của nhà sản xuất, tên lửa RK-2OF 130 mm và RK-2M-OF 152 mm đều có thể mang đầu đạn HE, trong đó ngoài mảnh đạn còn có lõi nổ mạnh, vẫn mang lại khả năng xuyên giáp nhất định.
Tên lửa RK-2OF lắp đầu đạn HE có tầm bắn 5.000 mét, đủ khả năng xuyên giáp tới 60 mm và tạo ra hơn 600 mảnh vỡ. Trong khi đó loại RK-2M-OF mạnh hơn, có khả năng xuyên giáp tới 120 mm và tạo ra hơn 1.000 mảnh vỡ gây sát thương trên diện rộng.
Do đầu đạn lớn và các mảnh vỡ có định hình, nên sức công phá của tên lửa mang đầu đạn HE có thể sánh ngang với đạn cối 120 mm hoặc đạn pháo 155 mm.
Vào tháng 8/2023, ông Oleksandr Kamyshin - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược Ukraine đã tuyên bố tăng cường sản xuất ATGM Stugna-P trong nước.
“Trong tháng 7, chúng tôi đã sản xuất số lượng Stugna-P ATGM gấp 4 lần so với tháng 1 và tiếp tục tăng sản lượng. Cho dù bây giờ chúng tôi có sản xuất bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng sẽ không đủ”, ông Kamyshin nhấn mạnh.
Theo Defense Express