Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh

ĐẠT LÊ |

Nhàn Phi (hay Kế Hoàng hậu) của “Diên Hi Công Lược” là một người thâm trầm, ẩn nhẫn. Vậy nên cả hành động “tắt đèn” của bà cũng có nhiều tầng ý nghĩa.

Sau tất cả, bộ phim Diên Hi Công Lược đã hé lộ "trùm cuối" - nhân vật phản diện đầy mưu mô Kế Hoàng hậu do Xa Thi Mạn thủ vai.

Dù nhân vật này đất diễn không phải là lấn át nhưng từ thần thái, ánh mắt, cái cười khỉnh đều khiến người xem toát mồ hôi.

Đặc biệt, sau mỗi lần tiễn đưa chư vị phi tần, Kế hoàng hậu sẽ về cung phòng và làm 1 việc sau: Dùng kéo cắt tim đèn , tương ứng cho sinh mệnh cũng vừa chợt tắt của kẻ đối địch!

Nhưng, bạn có tự hỏi vì sao phải là ngọn đèn? Tại sao không phải là gạch tên trong "danh sách tử thần", hất đổ ly rượu hay bẻ gãy một cành hoa?

Cũng dễ hiểu thôi. Ánh lửa nhỏ đung đưa trong đêm tối đầy huyền bí, tạo ra không khí rợn người, sẽ càng làm tôn lên tâm cơ của hoàng hậu. Hơn nữa, việc đoạt mạng kẻ thù và tắt phụt ánh đèn cũng có sợi dây liên tưởng với nhau, ai xem cũng dễ hình dung ra.

Thú vị thay, ngoài thực tế thì ánh nến dù mỏng manh nhưng cũng đóng vai trò rất quan trọng vào thời nhà Thanh. Nó không chỉ soi đường chỉ lối mà còn mang nhiều ý nghĩa về văn hóa -tâm linh.

Thời xưa, khi chưa có đèn điện thì ngọn nến, đèn dầu chính là nguồn sáng giúp nam tử đọc sách, nữ nhi thêu thùa. Thậm chí nó còn ảnh hưởng đến chuyện thi cử nữa.

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 1.

Tranh bên trái: người phụ nữ đang thêu thùa dưới nến, trong khung cảnh lãng mạn. Tranh bên phải: cô gái vừa tắt nến một cách yểu điệu bằng 2 đầu ngón tay. Hai bức vẽ thời Thanh.

Tương truyền vào thời nhà Minh, Thanh, có một nơi gọi là Gongyuan ở Bắc Kinh chuyên tổ chức khoa cử. Kì thi này nói chung rất gắt gao, chỉ những người vừa giỏi vừa có xuất thân tốt mới được tham dự. Kỳ thi diễn ra vào 9 đêm. Mỗi buổi thi bắt đầu khi ngọn nến được thắp lên. Đến khi cây nến thứ ba vừa tàn thì cũng hết giờ làm bài.

Ngọn nến (cùng với hương trầm) còn có mặt trên bàn thờ tổ tiên, lễ tế trời và các nghi lễ quan trọng khác của nhà Thanh. Trong đó có lễ cúng của đạo Shaman - một tín ngưỡng xưa cũ của các bộ lạc phương Bắc, đến thời nhà Thanh vẫn còn được lưu truyền.

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 2.

Thầy Shaman thời nhà Thanh (trái) và ngày nay

Theo đạo Shaman, trong Tử Cấm Thành hàng ngày vẫn đều đặn thực hiện 3 lễ cúng vào 3 khoảnh khắc linh thiêng nhất. Đó là vào lúc bình minh (gọi là chaoji), hoàng hôn (xiji) và vào lúc nửa đêm - ngay sau khi thổi tắt nến (beidingji).

Vậy nên, chuyện đến bàn thờ mà thắp đèn rồi thổi tắt đèn vào nửa đêm, ở hậu cung nhà Thanh ngày xưa là lẽ thường và còn được đề cao.

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 3.

Chân nến bằng thủy tinh thời vua Càn Long. Đến giai đoạn này, kỹ thuật chạm khắc trên hồng ngọc, thủy tinh của Trung Quốc đạt đến độ rất tinh xảo.

Vì thế mà Kế hoàng hậu về "tắt đèn" sau khi ám hại các phi tần khác - phải chăng cũng là để tránh người ta thắc mắc, tò mò chăng?

Vì hành động tắt đèn ấy nhìn bề ngoài thì hoàn toàn bình thường, "lành tính" như những vị phi tần chủ tử khác!

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 4.
Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 5.

Mặt khác, trong Phật giáo thì giữa việc thổi tắt nến và chấm dứt một sinh mệnh lại có mối quan hệ gần gũi với nhau! Cụ thể là liên quan đến Niết bàn.

"Niết bàn" là bắt nguồn từ chữ Nirvāṇa trong tiếng Phạn. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, Nirvāṇa có nghĩa là một ngọn lửa/ánh nến đã bị dập tắt, thổi tắt (một cách bị động).

Tuy nhiên, trong Phật giáo thì hiểu như thế chưa chính xác. Thay vào đó, thuật ngữ Nirvāṇa có thể hiểu là Khổ diệt, Diệt tận, Viên tịch... Và bởi vì Khổ diệt là mục đích tối cao trong đạo Phật nên Nirvāṇa cũng được dịch ý là Sự giải thoát.

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 6.

Nói tóm lại, Niết bàn hay Nirvāṇa nên được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa tham lam, sân hận đã bị dập tắt. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết bàn chính là sự thoát khỏi mọi phiền não của thế gian!

Hay như nhà thơ Tagore nổi tiếng của Ấn Độ cũng từng nói: "Nirvana is not the blowing out of the candle. It is the extinguishing of the flame because day is come". (tạm dịch: "Niết bàn không phải là việc thổi tắt ngọn nến. Mà vì ngày tháng đã đến nên ánh lửa phải tắt đi"). Nó thể hiện ý nghĩa buông bỏ bụi trần để được yên nghỉ, thanh thản.

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 7.

Rabindranath Tagore là nhà thơ, triết gia cao quý của Ấn Độ và thế giới

Đến đây, ta đã hiểu vì sao Nhàn Phi - Kế Hoàng hậu lại dùng cách "thổi tắt nến" để tiễn đưa địch thủ của mình.

Hành động này bắt nguồn từ nghĩa đen "ngọn lửa bị dập tắt", hóa thành hư không của từ Nirvāṇa. Thế nhưng vì báo thù mà tay nhuộm đầy máu, bất chấp thủ đoạn thì quả thật đáng sợ và cũng sai lệch hoàn toàn so với đạo lý thờ Thần, Phật.

Cuộc chiến chốn thâm cung với mưu tính ngút trời, nhưng đến cuối cùng, bao nhiêu người sẽ có được hạnh phúc thật sự? Hay sẽ chuốc lấy cái kết đắng cay mà hối hận cũng muộn màng?

Phía sau Nhàn Phi thích “cắt tim đèn” là... ý nghĩa sâu xa của ánh nến trong hoàng cung nhà Thanh - Ảnh 8.

Có thể nói, đằng sau những mưu mẹo thông minh, kích thích sự tò mò của khán giả, các bộ phim cung đấu còn cho thấy số phận đáng thương, nhiều khi lầm đường lỡ bước của người phụ nữ trong cấm cung ngày xưa!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại