Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống

Minh Nhật |

Vì nhan sắc kém, gia thế lại không hiển hách, thục phi Văn Tú bị hoàng đế Phổ Nghi lạnh nhạt, ghét bỏ. Cuối cùng, không thể chịu đựng nổi, Văn Tú liền quyết định ly hôn với vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 1.

Thục phi Văn Tú (1909-1953) tên thật là Ngạch Nhĩ Đắc Văn Tú, thời đi học còn có tên khác là Phó Ngọc Phương. Bà kết hôn với hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh Phổ Nghi cũng là vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc vào cùng ngày ông cưới hoàng hậu Uyển Dung và được phong làm thục phi.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 2.

Theo sử sách, Văn Tú bị cho là kém sắc. Ban đầu bà vốn được nhắm cho vị trí hoàng hậu nhưng vì không xinh đẹp, gia đình lại không quá hiển hách nên danh hiệu “mẫu nghi thiên hạ” tuột vào tay Uyển Dung. Cũng như Uyển Dung, Văn Tú phải chịu chung cảnh bị Phổ Nghi lạnh nhạt, ghét bỏ. Bà phải sống một cuộc sống vắng vẻ, cô đơn và buồn tủi mỗi ngày. Thục phi Văn Tú thường ở trong phòng ngủ và dành thời gian đọc sách, thêu thùa hoặc dạy các cung nữ đọc sách.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 3.

Năm 1924, hoàng đế Phổ Nghi bị trục xuất khỏi Tử Cấm Thành, Văn Tú được cho là đã giấu 1 chiếc kéo sắc trong tay áo để chuẩn bị tự sát. Điều này cho thấy dù bị ghẻ lạnh, nhưng Văn Tú vẫn yêu Phổ Nghi, sẵn sàng chết vì muốn thể hiện lòng trung thành với ông. Tuy nhiên, lúc đó, Phổ Nghi nói lời tuyệt tình với bà, khiến bà thay đổi ý định.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 4.

Sau khi rời khỏi cung điện, Phổ Nghi đưa Uyển Dung và Văn Tú tới Tô giới Thiên Tân, nơi đã chịu sự quản lý bởi Nhật Bản sống trong một ngôi làng nhỏ, như những người bình thường. Khi biết Phổ Nghi có ý định bắt tay với quân Nhật để khôi phục lại nhà Thanh, Văn Tú hết lời khuyên can, cho rằng hành động này là đùa với lửa và tự thiêu, hậu quả sẽ vô cùng bi thảm nhưng không được, ngược lại càng bị Phổ Nghi ghét bỏ, mắng nhiếc nhiều hơn. Bất lực và chán nản, bà đệ đơn lên tòa kiện Phổ Nghi ngược đãi mình và đệ đơn ly hôn chồng vào năm 1931.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 5.

Tại tòa, bà yêu cầu chồng chu cấp 500.000 nhân dân tệ tiền cấp dưỡng mỗi tháng. Vào ngày 22/10/1931, Phổ Nghi và Văn Tú chính thức ký một thỏa thuận ly hôn. Vụ ly hôn của Phổ Nghi và Văn Tú thời đó đã gây chấn động không nhỏ. Báo chí khi ấy còn gọi Văn Tú bằng cái tên "Hoàng phi cách mạng". Phổ Nghi không lường trước được việc bị vợ bỏ nhưng cũng đành “ngậm đắng nuốt cay” đồng ý ly hôn.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 6.

Một số tài liệu ghi lại rằng, lý do chính khiến thục phi Văn Tú đòi ly hôn với Phổ Nghi là vì ông hoàng này bị yếu sinh lý. Suốt 9 năm hôn nhân, cả 2 được cho là chưa từng một lần “gần gũi ân ái”. Trong “Nửa đời trước của tôi”, Phổ Nghi cũng không giấu giếm khi kể lại rằng ông mắc chứng liệt dương do ham mê sắc dục từ sớm. Sau khi ly hôn, Văn Tú giảng dạy tại một trường học ở Bắc Kinh, dạy tiếng Trung Quốc và hội họa. Cuộc sống yên bình mới trôi qua được hơn một năm, vì bị bại lộ thân phận, bà phải nghỉ việc về quê.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 7.

Văn Tú bị cắt nguồn thu nhập và sớm rơi vào tình trạng khó khăn. Sau đó, bà tái hôn cùng người đàn ông tên là Lưu Chấn Đông, cuộc sống gia đình nghèo khó nhưng khá bình yên. Văn Tú rơi vào cảnh túng quẫn đến mức phải bán nhà trước, sau đó đi kiếm sống như một thường dân ở tầng lớp thấp. Bà làm các nghề như dán thùng giấy, chuyển gạch đến công trường, do không có sức lực nên đành phải bán thuốc lá rong khắp các ngõ phố để kiếm sống.

Phi tần kém sắc dám ly hôn hoàng đế Trung Quốc, cuối đời túng quẫn phải bán hàng rong kiếm sống - Ảnh 8.

Đến ngày 18/9/1953, Văn Tú trút hơi thở cuối cùng trong căn nhà vẻn vẹn chỉ 10m2 ở tuổi 44. Bà cũng không có con cái gì trong suốt cuộc đời, dù trải qua 2 cuộc hôn nhân.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại