Trong một đoạn video được chia sẻ bởi Vanuatu Helicopters, chân của phi công Andy Martin được nhìn thấy đang lơ lửng trên miệng núi lửa Benbow khổng lồ trên đảo Ambrym thuộc quần đảo Vanuatu (tây nam Thái Bình Dương).
Video dài một phút cho thấy hình ảnh lướt qua của hồ dung nham đáng sợ này ngay trung tâm của miệng núi lửa. Miệng núi lửa này nằm trên đỉnh của một trong nhiều núi lửa hoạt động trong quần đảo quốc Vanuatu.
Để chụp được hình ảnh ngoạn mục này, Martin đã tự buộc dây và treo người lơ lửng phía trên núi lửa vào ngày 5/7 để quay phim.
Hành động nguy hiểm này có thể gây sốc cho một số người, nhưng đây không phải lần đầu có người liều mạng đi đến một trong những hồ dung nham ở Ambrym để quay được những thước phim hoàn hảo như vậy.
Chân Martin cạnh miệng núi lửa.
Trở lại vào tháng 10/2016, hướng dẫn viên thám hiểm kiêm nhiếp ảnh gia Chris Horsley đã trèo xuống một đáy miệng núi lửa khác ở đảo Marrym và dựng trại qua đêm cạnh hồ dung nham.
Và vào năm 2015, nhà leo núi Nik Halik đã chụp được một bức ảnh tự sướng đáng kinh ngạc ngay trước nhai nham thạch ở Benbow.
Đảo Ambrym là một phần trong chuỗi núi lửa đang hoạt động ở Vanuatu, nằm dọc theo khu vực hạ lưu Bắc Nam. Ambrym, Ambae, Lopevi và Yasur là một vài cái tên nổi tiếng trong số hơn 12 núi lửa tại khu vực này.
Cứ cách một thế kỷ thì núi lửa ở Ambrym mới phun trào vài lần, trong khi núi lửa Yasur nằm trên đảo Tannal lại phun trào đều đặn trong suốt nhiều thế kỷ.
Cận cảnh dung nham đỏ rực.
Trong khi hoạt động núi lửa thu hút nhiều lượt khách du lịch, những người sinh sống trên những hòn đảo này lại phải chịu nhiều thách thức.
Hồi tháng 4, chính phủ Vanuatu tiết lộ họ dự định sẽ loại bỏ hoàn toàn đảo Ambae do những tầng tro dày đặc đang giết chết cây trồng và làm ô nhiễm nguồn cung cấp không khí và nước uống.
Vào đầu tháng Năm, các quan chức khẳng định toàn bộ 10.000 người dân sẽ phải tái định cư vĩnh viễn ở nơi khác.
Những người còn lại trên Đảo Ambae có cảm xúc lẫn lộn về các kế hoạch này. Một số người bị ảnh hưởng nặng nề bởi tro bụi núi lửa mong muốn rời đi trong khi những người khác chống đối vì cho rằng họ sẽ bị mất đất và nền văn hóa.
Tháng 9 năm ngoái, dân cư đã tạm thời sơ tán khỏi hòn đảo này khi chu kỳ phun trào bắt đầu. Lần này, chính quyền đang lên kế hoạch cho một động thái vĩnh viễn.
Theo phát ngôn viên Chính phủ Hilaire Bule, đây “không phải là một quyết định dễ dàng”, nhưng nhấn mạnh rằng, người dân trên đảo sẽ được cung cấp chỗ ở mới trên hai hòn đảo lân cận.
Ông nói có rất nhiều việc phải làm, bao gồm việc xây dựng các trường học và cơ sở vật chất cho các cư dân di dời, đàm phán đất đai và xây dựng những ngôi nhà mới cho họ.