Quần đảo Andaman và Nicobar, Ấn Độ (Ảnh: Science Alert)
Các chuyên gia đã công bố phát hiện về siêu khuẩn này trên tạp chí mBio xuất bản ngày 16/3. Theo Science Alert, nó có thể giúp tìm ra manh mối về Candida auris (C. auris), một loại siêu virus bí ẩn đã tồn tại trong bệnh viện suốt 10 năm qua.
Tiến sĩ Arturo Casadevall - chủ tịch Khoa Sinh học Phân tử tại ĐH Johns Hopkins ở Baltimore - cho biết: "Đó là một bí ẩn của ngành y, về nguồn gốc nó xuất hiện. Một phát hiện quan trọng để giải mã mọi thứ".
C. auris là một loại nấm được phát hiện trên một bệnh nhân Nhật Bản vào năm 2009. Nó nhanh chóng xuất hiện ở nhiều quốc gia khác, ít nhất là trên ba châu lục cùng lúc. Loại nấm này có thể gây nhiễm trùng máu nghiêm trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân phải đặt ống thông tiểu, truyền dung dịch dinh dưỡng hoặc sử dụng ống thở. Điều nguy hiểm nhất là nó rất khó điều trị vì nó đã kháng nhiều loại thuốc kháng nấm hiện nay, lại tồn tại được trên bề mặt môi trường xung quanh.
"Khi nó xuất hiện ở bệnh viện, mọi chuyện giống như ác mộng vậy" - Casadevall cho biết. Năm 2019, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tuyên bố C. auris là mối nguy cần xử lý gấp đối với sức khỏe cộng đồng.
Điều đáng chú ý là mặc dù các vi sinh vật liên quan đã xuất hiện trong thực vật và môi trường nước, nhưng phải đến những nghiên cứu gần đây, C. auris mới được tìm thấy trong tự nhiên.
Casadevall trước kia từng giả định rằng việc biến đổi khí hậu có thể khiến C. auris thích ứng với nhiệt độ môi trường tăng ngoài tự nhiên, cho phép chúng lây sang người - nơi vốn có nhiệt độ không thích hợp để nấm tồn tại.
Vì giả thiết này, các chuyên gia đã phân tích nhiều mẫu đất và nước từ quần đảo Andaman ở vùng biển giữa Ấn Độ và Myanmar. Các nhà khoa học thu thập được mẫu C. auris ở hai địa điểm. Một vùng đất ngập mặn nơi không có con người lui tới và trên bãi biển có nhiều người.
Mẫu C.auris thu được từ các bãi biển biệt lập có khả năng kháng nhiều loại thuốc. Chủng của nó tương tự như chủng được tìm thấy trong bệnh viện, trong khi loại còn lại thì không kháng được thuốc và phát triển cũng chậm hơn ở nhiệt độ cao. Phát hiện này cho thấy chủng nấm này có thể chưa thích ứng được với thân nhiệt của con người và các loài vật khác.
Dẫu vậy, chúng ta vẫn không biết liệu C. auris có thực sự sống ở quần đảo Andaman hay không. Nó được cho là do con người mang đến, bởi một chủng được tìm thấy ở bãi biển từng người lui tới hoặc do dòng biển mang tới từ những bãi biển có rác thải của con người.
"Nếu ý tưởng này được chứng thực, chúng ta sẽ cần hệ thống lại các mầm bệnh ngoài môi trường để chuẩn bị sẵn, nhằm tránh bị bất ngờ bởi một mầm bệnh như virus corona" - Casadevall nói.