Các nhà khoa học dẫn đầu bởi tiến sĩ Alejandro Suarez Mascareno làm việc tại Viện Vật lý thiên văn Canarias (IAC) đã phát hiện ra một hành tinh có thể gọi là một "siêu Trái Đất" nằm ở vũ trụ lân cận.
Ước tính siêu Trái Đất có khối lượng nặng gấp 5 lần so với Trái Đất.
Siêu Trái Đất nằm ở vũ trụ lân cận.
Phân tích dữ liệu từ HARPS (High Accuracy Radial Velocity Planet Searcher) tại đài thiên văn Bắc Âu và dữ liệu HARPS-N từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO), nhóm nghiên cứu phát hiện ra:
Hành tinh quay quanh cận tinh GJ 536 - một ngôi sao đỏ lùn lớp M cách Trái Đất khoảng 32,7 năm ánh sáng, có cấu trúc tương tự Trái Đất. Hành tinh này được kí hiệu là GJ 536-b.
GJ 536-b quay quanh cận tinh GJ 536.
Theo tính toán thì khối lượng của GJ 536-b tối thiểu nặng gấp 5,36 ± 0,69 lần Trái Đất, chu kỳ quỹ đạo của 8,7076 ± 0,0025 ngày, và cách Mặt Trời khoảng 0,06661 AU.
Siêu Trái Đất có khối lượng nặng gấp khoảng 5 lần trái Đất, chu kỳ quỹ đạo khoảng 9 ngày, cách mặt Trời khoảng 10 triệu Km.
Tiến sĩ Mascareno cho biết:
"GJ 536-b là một siêu Trái Đất mới được phát hiện. Quỹ đạo của nó tương đối gần và đủ sáng để là một mục tiêu lý tưởng cho việc nghiên cứu khí quyển và sự sống."
"Bây giờ chúng tôi đã phát hiện được một hành tinh, nhưng chúng tôi có kế hoạch tiếp tục theo dõi các ngôi sao để tìm kiếm những hành tinh tương đồng khác với quỹ đạo lớn hơn".
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm kiếm các hành tinh có quỹ đạo tương đồng nhằm tìm kiếm sự giải đáp về sự tồn tại của sự sống ngoài vũ trụ
Các đơn vị đo thường dùng trong thiên văn học
Năm ánh sáng: là đơn vị đo khoảng cách được dùng chủ yếu trong thiên văn học, có giá trị bằng quãng đường mà ánh sáng vượt qua được trong chân không sau thời gian một năm Julius, ứng với 31.557.600s.
1 năm ánh sáng ≈ 9.460 tỷ Km
Đơn vị thiên văn: một đơn vị độ dài quy ước được dùng trong thiên văn học để đo các khoảng cách trong không gian.
Do đơn vị đo "dặm" quá nhỏ so với hệ mặt Trời và "năm ánh sáng" thì quá lớn so với khoảng cách của các hành tinh trong hệ mặt Trời nên người ta thường sử dụng đơn vị thiên văn (AU) để làm đơn vị đo.
1 năm ánh sáng ≈ 63.241 AU
Ảnh/Nguồn: Ancient-code, Wiki