Các chuyên gia, những tay săn hóa thạch đã tìm ra hóa thạch của một sinh vật biển khổng lồ có hình dáng rất giống với quái vật hồ Loch Ness. Họ phát hiện ra hài cốt có tuổi đời 70 triệu năm của loài bò sát elasmosaurus, nặng 15 tấn và nằm sâu dưới đáy Nam Cực.
Con quái vật dài hơn 10m này là một thành viên thuộc chi bò sát elasmosaurus, đây được coi là sát thủ đại dương và là loài lớn nhất được tìm thấy. Các nghiên cứu bổ sung cho thấy từng có một hệ sinh thái biển mạnh mẽ trước khi thời kỳ đại tuyệt chủng của khủng long kéo đến.
Một số người cho rằng "Nessie" - quái vật hồ Loch Ness là một con plesiosaur thằn lằn đầu rắn cổ dài - giống với loài bò sát elasmosaurus săn mồi dưới đáy biển, đã bằng một cách kỳ diệu nào đó sống sót và qua khỏi giai đoạn diệt vong của khủng long.
Sự giống nhau của đầu và cổ của Nessie với khủng long khiến mọi người cho rằng đó là một con khủng long chân thằn lằn đã sống sót sau thảm họa. Có những loài khủng long sống trên mặt đất, lấy oxi từ không khí và Nessi, trong khi bơi, cũng sẽ phải nhô đầu ra khỏi mặt nước sau vài giây để lấy oxy.
Huyền thoại Nessi khủng long chân thằn lằn có thể được lấy ra từ lý thuyết của thế kỷ 19 cho rằng khủng long cổ dài Brachiosaurus đã dành phần lớn thời gian của mình ở dưới nước, một cách để giúp giảm bớt sức ép từ khối lượng khổng lồ của chính loài khủng long này.
Elasmosaurus là một chi của loài thằn lằn đầu rắn plesiosaur, sống ở vùng Bắc Mỹ vào cuối kỷ Phấn Trắng, khoảng 80,5 triệu năm trước.
Hiện giờ, hóa thạch trên là một trong những hóa thạch bò sát cổ đại hoàn chỉnh nhất từng được phát hiện.
Nhà cổ sinh vật học Jose O'Gorman thuộc Hội đồng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia của Argentina nói với National Geographic rằng: "Trong nhiều năm, đây là một bí ẩn…chúng tôi không biết liệu chúng có phải là loài bò sát elasmosaurus hay không".
"Chúng là một số loài thằn lằn đầu rắn plesiosaurs kỳ lạ mà chẳng ai từng biết tới".
Để đảm bảo chắc chắn về phỏng đoán của mình, các nhà nghiên cứu cần một mẫu vật hoàn chỉnh hơn, và như cầu được ước thấy, họ tìm thấy con quái vât này.
William Zinsmeister của Đại học Purdue đã phát hiện ra một mẫu vật trên đảo Seymour, ngay phía nam mũi phía bắc của Bán đảo Nam Cực trong chuyến thám hiểm năm 1989. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, anh ta không có đủ mọi nguồn lực để khai quật hóa thạch, nhưng anh ta đã kịp thông báo cho các nhà nghiên cứu ở Arghentina về phát hiện này.
Nhưng phải đến năm 2012, mất nhiều năm vì các vấn đề thời tiết và hậu cần thì Viện Nam Cực Arghentina mới tiến hành khai quật được. Đến năm 2017, quá trình khai quật mới xong và thành quả là một phần quan trọng của bộ xương của con quái vật.
Điều thú vị ở mẫu vật mới này là nó có niên đại rất gần với thời kỳ cuối của kỷ Phấn Trắng - khoảng 30,000 năm trước khi loài khủng long gặp đại tuyệt chủng vào 66 triệu năm trước.
Các nhà nghiên cứu nói, với kích cỡ khủng như thế này, chúng phải tiêu thụ một lượng thức ăn khổng lồ mà chỉ những sinh vật biển phát triển đủ lớn mới đáp ứng được nhu cầu của thủy quái. Sự thật là những con thủy quái như thế này vẫn tồn tại đến cuối kỷ Phấn Trắng, góp phần khẳng định rằng thế giới thủy sinh, ít nhất đã tiếp tục phát triển rất mạnh mẽ trước "ngày phán quyết".
(Theo Dailymail)