Bản công bố trên được nhà khoa học LIPI-BKT Destario Metusala và nhà khoa học về bảo tồn đa dạng sinh vật ở trường ĐH Indonesia (UI) Jatna Supriatna cùng thực hiện và được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế Phytotaxa.
Hình ảnh trúc lan Gastrodia. Ảnh: Jakarta Post
Nhà giám sát điều phối và phân công LIPI-BKT Lia Hapsari cho biết: "Việc khám phá ra loài lan mới này là một món quà vô giá nhân kỷ niệm 50 năm thành lập LIPI vào ngày 23-8".
Nhà khoa học Destario cho hay trúc lan Gastrodia là một phần của nhóm hoa lan holomikotropic, thường được các nhà khoa học thế giới gọi là "phong lan ma".
Ông Destario cho biết mình và các nhà nghiên cứu khác đã đặt tên cho loài phong lan mới là trúc lan Gastrodia nhằm chỉ trúc là môi trường sống của nó.
Nhà khoa học này nói thêm rằng trúc lan Gastrodia là một loài phong lan đặc hữu chỉ được tìm thấy trên đảo Java, đặc biệt là ở Tây Java và núi Merapi ở TP Yogyakarta.
Trúc lan Gastrodia là một phần của "phong lan ma". Ảnh: Jakarta Post
Số lượng loại "phong lan ma" này đã giảm vì môi trường sống bị phá hủy. Nhà khoa học Destario giải thích trúc lan Gastrodia phát triển trong môi trường tối, ẩm ướt và thường gần các cụm trúc già và dày.
Giống với hoa lan holomikotropic khác, trúc lan Gastrodia không có chất diệp lục, vì vậy nó không diễn ra quá trình quang hợp. Các loại lan này cũng không sống tầm gửi.
Ông Destario cho hay: "Vòng đời của loại lan này dựa vào sự cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ thông qua quá trình cộng sinh với nấm rễ. Hy vọng rằng khám phá này sẽ tăng cường việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trong tương lai".