Một loài chim mới được phát hiện, sống cách đây 160 triệu năm (Ảnh: Wikipedia)
Vào năm 2015, Xing Xu thuộc Viện cổ sinh vật có xương sống ở Bắc Kinh đã báo cáo rằng: nhóm của ông phát hiện ra một hóa thạch kỳ lạ, được đặt tên là Yi Qi, với đôi cánh được làm bằng màng giống dơi chứ không phải lông vũ. Vào năm 2019, một nhóm nghiên cứu khác đã tiết lộ hóa thạch của một loài cũng có cánh màng, tên là Ambopteryx longibrachium.
Ngay sau đó, một nhóm nghiên cứu bao gồm Dececchi và Xu đã được thành lập để thực hiện tìm hiểu chi tiết hơn về khả năng bay của những loài động vật này. Dựa trên một phần bản quét laser của hóa thạch Yi, các nhà khoa học đã có thông tin chi tiết về các mô mềm của chúng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ chính xác hình dạng của đôi cánh.
Loài khủng long bay đã thống trị bầu trời trong một giai đoạn dài của lịch sử (Ảnh: Wikipedia)
Có khả năng là những con vật này có cánh giống con dơi, nối với chân. Đồng thời, chúng lại có hình dạng giống chim hơn. Nhóm nghiên cứu nghĩ rằng đây có thể là một sự kết hợp rất đặc biệt. Các phát hiện cho thấy rằng Yi và Ambopteryx không chỉ không có khả năng bay như đã nghĩ trước đây, mà chúng thậm chí còn không giỏi lượn như một số động vật bay hiện đại. Điều này có nghĩa là chúng gần như là động vật sống trên cây và chỉ bay được những quãng đường ngắn.
Thời điểm Yi và Ambopteryx phát triển cách đây khoảng 160 triệu năm. Khi đó, loài chim như ngày nay chưa xuất hiện và bầu trời bị thống trị bởi khủng long bay tương đối lớn. Chúng không thể cạnh tranh với những loài có kích thước lớn như vậy trên bầu trời. Và chúng cũng không đủ to lớn để chống lại các loài động vật bay ăn thịt khác. Đây có thể là một trong các lý do khiến loài này không thể tồn tại lâu trong lịch sử sinh sống của các loài trên Trái đất.