Các nhà nghiên cứu cho biết pháo đài cổ được xây dựng để bảo vệ một cảng trên bờ Biển Đỏ, với 3 khoảng sân rộng và một số tòa nhà có các xưởng và cửa hàng. Bên trong, họ cũng phát hiện ra các kho chứa đầy đồ vật bằng đất nung, tiền xu và thậm chí là một mảnh vỡ của hộp sọ voi, theo The Sun.
Thành phố cổ đại Berenike Trogodytika được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1818. Mặc dù vậy, đến năm 2012, cuộc khai quật thực sự bắt đầu.
Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra các cổ vật bao gồm tiền xu và sọ voi tại một pháo đài ở Ai Cập
Trong quá trình khai quật địa điểm này, các nhà khảo cổ phát hiện ra một khu phức hợp với chiều dài khoảng 160 và rộng 80 m. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy hệ thống phòng thủ dọc theo hướng bắc và đông bắc.
Hai lớp tường bảo vệ phần phía tây của pháo đài, trong khi bức tường xa hơn về phía đông và phía bắc chỉ có một lớp.
“Các tòa tháp quảng trường được xây dựng ở các góc và tại các vị trí chiến lược - nơi các bức tường kết nối nhau”, nhóm nghiên cứu cho hay.
Theo nhóm nghiên cứu, một chiếc răng hàm của loài voi cũng được tìm thấy ở sân phía bắc của pháo đài.
Những mảnh vỡ sọ voi con.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một khu giếng lớn cùng nhiều hồ bơi chứa hàng ngàn gallon nước. Tổng dung tích hai hồ bơi lớn nhất có thể là hơn 17.000 lít.
Khu vực này rõ ràng rất quan trọng đối với việc trữ nước khi có cả hệ thống thoát nước và thu gom nước mưa liền kề với cổng phía đông.
Theo nhóm khảo cổ, việc nước mưa được gom lại ở quy mô này cho thấy khu vực pháo đài Berenike thời cổ có khí hậu ẩm hơn hẳn ngày nay.
Thời kỳ Hy Lạp là một giai đoạn trong lịch sử Hy Lạp cổ đại và lịch sử Địa Trung Hải sau cái chết của Alexander Đại đế vào năm 323 trước Công nguyên và sự xuất hiện của Đế chế La Mã, được báo hiệu từ Trận Actium vào năm 31 trước Công nguyên.