Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6!

Nguyệt Phạm |

Các nhà khoc học cho biết, việc họ tìm thấy loài vật đã bị coi là tuyệt chủng trong hơn 170 năm khiến họ vừa mừng vừa lo. Vì sao?

Kể từ khi sự sống xuất hiện trên Trái đất, những sự kiện tuyệt chủng vẫn chưa dừng lại do các loài sinh vật chưa thực sự đạt được cuộc sống vĩnh cửu. Ngoài ra, môi trường của Trái đất luôn thay đổi nên các sinh vật cũng cần phải liên tục phát triển nếu không muốn bị đào thải. Và thực sự đã có rất nhiều sinh vật bị tuyệt chủng vì không thể thích ứng. Thế nhưng thời gian gần đây, có nhiều sinh vật được cho là đã tuyệt chủng hoặc biến mất trong nhiều năm đột nhiên xuất hiện trở lại. Chuyện này là như thế nào?

Sự xuất hiện trở lại sau hơn 170 năm

Theo The Guardian, vào tháng 10 năm 2021, hai người dân địa phương ở Borneo, Indonesia tình cờ tìm thấy 1 con chim lạ. Họ đã chụp ảnh của nó rồi quyết định thả. Sau đó, họ đã liên hệ với các tổ chức nghiên cứu và bảo tồn chim của quốc gia. Mãi tới ngày 24 tháng 2 năm 2021, một nhóm nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà điểu học Panji Gusti Akbar và tổ chức bảo tồn chim Birdpacker của Indonesia mới có cơ hội tìm lại được con chim đó.

Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6! - Ảnh 1.

2 người dân địa phương ở Indonesia đã tình cờ tìm thấy 1 con chim lạ. (Ảnh: Guardian)

Con chim lạ này có lông màu nâu xen lẫn đen và trắng. Mắt của nó có màu nâu đỏ, xung quanh vùng mắt là một dải lông đen. Mỏ của nó vô cùng cứng chắc. Cuối cùng, họ đã xác định được đây là chim khướu mày đen, thuộc bộ Sẻ. Tên khoa học của nó là Malacocincla perspicillata.

Điều đáng nói là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng người ta nhìn thấy loài chim khướu mày đen này là vào năm 1848. Sau đó, chúng biến mất không để lại một chút dấu vết nào dù các nhà khoa học đã nỗ lực tìm kiếm không ngừng. Do đó, việc loài chim khướu mày đen xuất hiện trở lại sau hơn 170 năm bị coi là tuyệt chủng đã khiến các nhà nghiên cứu vô cùng kinh ngạc.

Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6! - Ảnh 2.

Loài chim khướu mày đen này đã được coi là tuyệt chủng trong hơn 170 năm qua. (Ảnh: Guardian)

Thông tin về loài chim hiếm này vô cùng ít ỏi. Các nhà khoa học chỉ biết rằng chúng được nhà tự nhiên học Carl Schwaner phát hiện vào những năm 1840 trong một chuyến thám hiểm đến vùng Đông Ấn. Dựa vào những thông tin này, nhà sinh vật Charles Lucien Bonaparte đã mô tả khoa học loài chim lạ này và đặt tên là Malacocincla perspicillata.

Và cũng kể từ khoảng thời gian đó cho tới hơn 170 năm sau, Malacocincla perspicillata mới được tìm thấy trong khu rừng Nam Kalimantan thuộc đảo Borneo, Indonesia.

Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6! - Ảnh 3.
Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6! - Ảnh 4.

Loài chim này lần đầu được tìm thấy là vào những năm 1840 và sau đó biến mất. (Ảnh: Guardian)

Theo ông Panji Gusti Akbar, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Loài chim này từng được coi là "bí ẩn lớn trong thần thoại của Indonesia". Thật kỳ diệu khi tìm thấy loài chim đã được cho rằng là đã tuyệt chủng. Ban đầu chúng tôi chỉ nghĩ rằng đó là một loài mới, chưa từng gặp mà thôi nhưng không ngờ chúng vẫn sống trong khu rừng này."

Ngoài ra, nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm: "Phát hiện này rất quan trọng đối với chúng tôi bởi nó đã giúp xác nhận được nguồn gốc của chim Malacocincla perspicillata là đến từ đông nam Borneo. Những cuộc tranh luận về xuất xứ của loài chim này đã kéo dài tới cả thế kỷ. Giờ đây chúng tôi đã biết được hình dáng thực sự của chúng trông như thế nào rồi."

Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng mới

Các nhà khoa học cũng bày tỏ sự lo ngại về việc loài chim Malacocincla perspicillata đã vẫn sống sót trong môi trường sống vô cùng khắc nghiệt hay rừng bị chặt phá nghiêm trọng. Điều khiến họ băn khoăn là thời gian và tình trạng sống của những con chim này sẽ thế nào. Liệu chúng có thực sự an toàn không?

Suy cho cùng, một quần thể có thể tiếp tục hay không, ngoài yếu tố môi trường, quy mô của loài cũng đóng vai trò then chốt. Nếu như một loài có quy mô quần thể lớn và khả năng di truyền đa dạng phong phú thì sẽ rất có lợi cho sự phát triển và tồn tại của quần thể. Nhưng nếu quy mô quần thể quá nhỏ thì khả năng sống sót của loài sẽ ít hơn nhiều.

Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6! - Ảnh 5.

Tuy nhiên các nhà khoa học lo lắng rằng, chim khướu mày đen sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng tuyệt chủng thực sự. (Ảnh: Guardian)

Trên thực tế đã có rất nhiều loài đã xuất hiện trở lại sau khi biến mất trong nhiều năm. Ví dụ như trước đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một con rùa khổng lồ Fernandina trong một chuyến thám hiểm. Họ cho biết loài rùa này đã biến mất trong hơn 100 năm và lý do khiến số lượng của chúng suy giảm mạnh là do bị con người săn bắt quá nhiều. Việc phát hiện ra loài rùa này vừa là tin vui, các nhà khoa học cũng lo lắng rằng nếu con rùa khổng lồ Fernandina này chết thì quần thể này sẽ biến mất.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tốc độ tuyệt chủng của động vật có xương sống hiện nay đang nhanh gấp 114 lần so với trước đây. Các nhà khoa học lo ngại rằng điều này sẽ khiến cho sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6 sẽ diễn ra. Về lý thuyết, nếu theo tốc độ trước đây, kể từ năm 1900 tới nay sẽ có 9 loài động vật có xương sống tuyệt chủng. Thế nhưng, thống kê thực tế cho thấy đã có tới 468 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng, bao gồm 69 loài động vật có vú lớn, 80 loài chim, 24 loài bò sát, 146 loài lưỡng cư và 158 loài cá.

Phát hiện loài vật biến mất 170 năm, chuyên gia: Lo ngại về cuộc đại tuyệt chủng thứ 6! - Ảnh 6.

Tương tự như vậy, việc tìm thấy con rùa khổng lồ Fernandina cũng khiến các nhà khoa học lo lắng

Chính vì thế, các nhà khoa học Indonesia lo lắng rằng, với tốc độ tuyệt chủng đang tăng nhanh như hiện nay thì loài chim khướu mày đen sẽ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm. Và có thể, sự biến mất của chúng cũng như các loài khác đều gây ảnh hưởng đến loài người chúng ta. Do đó, việc tốt nhất mà các nhà khoa học có thể thực hiện lúc này là tìm cách làm chậm tốc độ biến mất của các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.

*Bài viết tổng hợp từ The Guardian, Newscientist.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại