Ảnh minh họa một lỗ đen siêu lớn. Ảnh: NASA
Một thiên hà được gọi là 1ES 1927 + 654 đã ngừng phát xạ tia X trong vài tháng, sau đó lại tiếp tục phát xạ tia X và tăng cường độ lên.
“Hiện tượng này đánh dấu lần đầu tiên tia X bị loại bỏ hoàn toàn trong khi các bước sóng khác vẫn phát ra ánh sáng”, Sibasish Laha, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học tại Đại học Maryland, hạt Baltimore và Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland, cho biết.
Nếu các nhà khoa học có thể xác nhận rằng hiện tượng này là do một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của thiên hà thay đổi từ trường, thì sự kiện này có thể giúp các nhà vật lý thiên văn hiểu được sự thay đổi này ảnh hưởng đến môi trường của lỗ đen như thế nào.
Dải Ngân hà có một lỗ đen lớn nằm ở tâm và lỗ đen kéo vật chất về phía trung tâm. Vật chất tập hợp trong một đĩa bồi tụ xung quanh lỗ đen, sau đó nóng lên và phát ra ánh sáng (các bước sóng nhìn thấy được, tia cực tím và tia X) khi vật chất bị đẩy vào bên trong.
Vật chất đẩy vào bên trong tạo thành một đám mây gồm các hạt cực nóng mà các nhà khoa học gọi là vầng hào quang. Nghiên cứu mới cho thấy những thay đổi trong vành nhật hoa là nguyên nhân khiến tia X phát ra từ trung tâm của thiên hà 1ES 1927 + 654 tạm thời biến mất.
Nếu một sự đảo ngược từ trường xảy ra, khiến cực Bắc trở thành cực Nam và ngược lại, ánh sáng có thể nhìn thấy và tia cực tím sẽ tăng về phía trung tâm của thiên hà do nóng lên, vì hào quang bắt đầu nhỏ đi và đĩa bồi tụ trở nên nhỏ hơn ở trung tâm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khi quá trình đảo ngược diễn ra, khu vực này suy yếu nhiều đến mức khiến cho việc phát xạ tia X ngừng lại.
Ý tưởng này phù hợp với các quan sát về thiên hà này, khi phát xạ tia X xuất hiện trở lại vào tháng 10/2018, khoảng 4 tháng sau khi chúng biến mất, cho thấy một sự đảo ngược từ trường đã diễn ra.