Phát hiện khảo cổ "dị" nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ

Nguyễn Hằng |

Trong số những khám phá khảo cổ năm 2018, có quan tài đá đen nặng gần 30 tấn chứa chất lỏng kỳ lạ khiến hàng nghìn người đòi uống.

Nhiều phát hiện khảo cổ đã được thực hiện vào năm 2018, trong đó có nhiều thứ tìm thấy đã gây "chấn động" và thu hút được sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.

Dưới đây là những phát hiện đặc biệt trong năm 2018.

Quan tài đá đen nặng gần 30 tấn và "chất lỏng" kỳ dị bên trong khiến hàng chục nghìn người đòi uống

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 1.

Quan tài đá đen hơn 2.000 năm tuổi có chứa nhiều bộ hài cốt và chất lỏng màu nâu đỏ khiến hàng chục nghìn người đòi uống. Ảnh: Livescience

Đầu tháng 7/2018, các nhà khảo cổ ở Ai Cập đã gây xôn xao dư luận khi bất ngờ khai quật được một chiếc quan tài đá đen có niên đại hơn 2.000 năm ở thành phố Alexandria. Sau khi Bộ Cổ vật Ai Cập mở nắp chiếc quan tài cổ đại nặng gần 30 tấn, nhiều thứ được phát hiện gồm trang sức bằng vàng, ba bộ hài cốt được ngâm trong chất lỏng màu nâu đỏ có mùi hôi khó chịu.

Các bộ hài cốt gồm có 2 người đàn ông ở độ tuổi khoảng 30-40, người phụ nữ trẻ qua đời khi khoảng 20-25 tuổi, nhưng danh tính của họ vẫn còn là một bí ẩn. Đáng chú ý là hộp sọ của một trong hai người đàn ông này có một lỗ thủng bí ẩn.

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 2.

Tiết lộ bất ngờ về 3 bộ hài cốt trong quan tài đá đen nặng gần 30 tấn. Ảnh: Dailymail

Sau khi kiểm tra, các nhà nghiên cứu cho biết, lỗ hổng có lẽ là kết quả từ một cách phẫu thuật hộp sọ ở thời cổ đại, được gọi là "trepanation". Ngoài ra, thứ chất lỏng kỳ dị được cho là ẩn giấu lời nguyền trong quan tài đã gây sốt cộng đồng mạng thế giới khi có tới hàng chục nghìn người đòi uống, mặc dù các chuyên gia và nhà chức trách cảnh báo nó có thể lây nhiễm bệnh.

"Con đường" vận chuyển đá xây dựng Đại kim tự tháp Giza

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 3.

Các nhà nghiên cứu phát hiện "con đường" vận chuyển đá có niên đại khoảng 4.500 năm của người Ai Cập cổ đại.

Vào đầu tháng 11/2018, các nhà khảo cổ học ở Ai Cập bất ngờ phát hiện ra một con dốc ở Hatnub, một mỏ đá cổ tại khu vực sa mạc phía đông của quốc gia này.

Đáng chú ý là những chữ khắc được tìm thấy tại địa điểm này cho thấy rằng "con đường" này có niên đại ước tính 4.500 năm dưới triều đại của Khufu, vị Pharaoh được coi là người xây dựng Đại kim tự tháp Giza, một công trình đồ sộ và vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn. Theo các nhà khảo cổ, hệ thống vận chuyển đá này có thể cung cấp manh mối về cách xây dựng Đại kim tự tháp.

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 4.

Những khối đá khổng lồ được người Ai Cập cổ đại vận chuyển để xây dựng kim tự tháp. Ảnh minh họa

Hệ thống này gồm có một đoạn đường nối, xe kéo, dây thừng để di chuyển những khối đá to lớn lên một sườn dốc. Yannis Gourdon, nhà khoa học chịu trách nhiệm chung tại Hatnub, cho biết:

"Sử dụng xe kéo, đặt khối đá và sau đó gắn với nhau bằng dây thừng, đây có thể là cách mà người Ai Cập kéo những những tảng đá lớn ra khỏi mỏ đá ở trên những sườn dốc rất cao, từ 20% trở lên".

Việc sử dụng hệ thống dây thừng gắn với các xe kéo đóng vai trò quan trọng giúp phân tán lực và khiến cho việc kéo xe trượt lên dốc trở nên dễ dàng hơn.

Phát hiện nhà máy bia lâu đời nhất thế giới

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 5.

Các nhà nghiên cứu phát hiện nhà máy bia lâu đời nhất thế giới ở Israel.

Vào tháng 9/2018, tàn tích của nhà máy bia được cho là lâu đời nhất thế giới với niên đại khoảng 13.000 năm đã được các nhà nghiên cứu phát hiện trong một hang động Raquefet ở Israel. Các chuyên gia khảo cổ tin rằng, những cư dân cổ đại chỉ ủ bia cho những nghi lễ để cúng người quá cố.

Theo các nhà nghiên cứu, loại bia cổ đại này được ủ bởi những cư dân đến từ nền văn hóa Natufian. Đây được coi là nền văn hóa phát triển mạnh ở vùng Địa Trung Hải trong khoảng từ 15.000 năm đến 11.500 năm trước. Những cư dân cổ đại này ban đầu chủ yếu săn bắn hái lượm, nhưng sau đó họ bắt đầu tham gia trồng trọt, chăn nuôi.

Phô mai lâu đời nhất thế giới được tìm thấy trong mộ cổ 3.300 năm

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 6.

Hũ phô mai được tìm thấy trong ngôi mộ 3.300 năm ở Ai Cập.

Theo một báo cáo vào tháng 8/2018, các nhà khảo cổ học tìm thấy một hũ phô mai lớn trong ngôi mộ cổ của Ptahmes, người được biết đến là thị trưởng của thành đô Memphis, đồng thời là thống lĩnh quân đội Ai Cập cách đây khoảng 3.300 năm. Đây được coi là hũ phô mai cổ nhất trên thế giới.

Loại phô mai được tìm thấy trong ngôi mộ 3.300 năm ở Saqqara, Ai Cập có lẽ được làm từ sữa bò, dê hoặc sữa dê.

Tuy nhiên, đáng tiếc là món phô mai cổ đại này không thể dùng được nữa. Bởi vì, các nhà khoa học tìm thấy những protein liên quan đến Brucella melitensis, một loại vi khuẩn gây ra bệnh truyền nhiễm, gọi là sốt Malta. Các triệu chứng của căn bệnh này bao gồm sốt, buồn nôn, đau đầu,...

Không phải 3.500 năm, người Ai Cập cổ đại biết ướp xác từ cách đây khoảng hơn 5.000 năm

Đây là kết quả nghiên cứu đầy bất ngờ được công bố vào tháng 8/2018. Cụ thể, theo các nhà nghiên cứu, những cư dân Ai Cập cổ đại đã biết cách ướp xác khoảng hơn 5.000 năm trước, tức là sớm hơn tới 1.500 năm so với những phát hiện trước đó.

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 7.

Xác ướp này được ướp từ cách đây hơn 5.000 năm.

Việc tìm ra xác ướp của một người đàn ông trưởng thành có niên đại khoảng 3.700TCN – 3.500TCN, cho thấy bằng chứng sớm nhất liên quan tới cách bảo quản xác chết của người Ai Cập cổ đại.

Các chuyên gia cho biết, những mẫu vải được tìm thấy trên thân và cổ tay phải của xác ướp, cũng như một cái giỏ đan ở gần đó, tiết lộ rằng, người đàn ông thời tiền sử này được ướp xác bằng nhựa thông, hương liệu, hỗn hợp đường, dầu thực vật, chất kháng khuẩn. Trước đó, các nhà khoa học tin rằng xác ướp này được ướp một cách tự nhiên.

Phát hiện này chỉ ra rằng người Ai Cập cổ đại đã học được cách ướp xác trước khi chữ tượng hình ra đời vào năm 3.400TCN. Điều đó có nghĩa là công thức ướp xác đã truyền lại qua nhiều thế hệ trước khi nó được ghi chép lại. Xác ướp lâu đời này hiện vẫn còn nguyên vẹn và đang được bảo quản tại Bảo tàng Ai Cập ở Turin (Italy) kể từ năm 1901.

Phát hiện hơn 61.000 kiến trúc bí ẩn của người Maya

Phát hiện khảo cổ dị nhất 2018: Quan tài nặng gần 30 tấn chứa hài cốt, chất lỏng kỳ lạ - Ảnh 9.

Các nhà khoa học phát hiện hơn 61.000 kiến trúc bí ẩn của người Maya.

Hơn 61.000 kiến trúc ngầm của người Maya cổ đại đã được các nhà khoa học phát hiện bằng cách sử dụng công nghệ quét laser từ trên không tại khu rừng nhiệt đới phía bắc Guatemala. Phát hiện này đã được công bố vào tháng 9/2018.

Theo đó, công nghệ quét laser độc đáo trên đã giúp phát hiện ra những cấu trúc, kiến trúc ngầm bí ẩn tại các khu di tích khảo cổ bị che khuất dưới tán rừng rậm rạp.

Những cấu trúc mới tìm thấy này bao gồm tàn tích của kim tự tháp, cung điện, các ngôi nhà, mạng lưỡi đường bộ, kênh nước,.... Phát hiện này chỉ ra rằng nền văn minh Maya có khoảng 11 triệu cư dân sinh sống trong thời kỳ từ năm 650-800, nhiều hơn so với nghiên cứu trước đó.

Tham khảo ảnh/nguồn: Livescience, Independent

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại