Phát hiện hóa thạch loài rùa khổng lồ ở Nam Mỹ, to bằng chiếc ô tô

Cẩm Mai |

Giới khoa học đã khai quật được mẫu hóa thạch rùa khổng lồ hàng triệu năm tuổi ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Zurich (Thụy Sĩ) đã làm việc cùng với các đồng nghiệp ở Nam Mỹ về phát hiện ra hóa thạch của xương hàm và các bộ phận khác của rùa ở Venezuela và Colombia. Phát hiện này có thể sẽ làm thay đổi nhìn nhận của giới khoa học về sự tiến hóa của rùa. Cho đến thời điểm này, mới chỉ tìm thấy vài mảnh nhỏ của loài rùa nước ngọt to lớn này.

Phát hiện hóa thạch loài rùa khổng lồ ở Nam Mỹ, to bằng chiếc ô tô - Ảnh 1.

Ảnh chụp năm 1902 về hóa thạch rùa kỷ Phấn Trắng.

Nghiên cứu lần đầu tiên cho thấy sự tồn tại của một loài rùa khổng lồ cổ dài duy nhất ở miền Bắc Neotropics, với hai hình thái vỏ khác biệt theo giới tính.

Nhà cổ sinh vật học Marcelo Sánchez gọi rùa Stupendemys là một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại. Nó có kích thước lớn hơn khoảng 100 lần so với rùa đầu to sông Amazon - được xác định là họ hàng gần nhất của rùa Stupendemys. Rùa biển là loài rùa lớn nhất hành tinh, nhưng mới chỉ bằng 1/2 kích thước của rùa thời tiền sử.

Phát hiện hóa thạch loài rùa khổng lồ ở Nam Mỹ, to bằng chiếc ô tô - Ảnh 2.

Nhà cổ sinh vật học Marcelo Sánchez và hóa thạch vỏ mai rùa Stupendemys.

Bắt mắt nhất là phát hiện mai rùa đực to tương đương kích thước chiếc ô tô thể thao nặng 1.145kg và dài đến 3m. Có lẽ 2- 3 người có thể ngủ bên trong nó. Rùa đực có vỏ mai tự nhiên rất to lớn, mạnh mẽ và dày dạn, khác với rùa cái.

Nghiên cứu đề cập đến dấu vết cắn và xương bị đâm thủng cho thấy rùa khổng lồ phải vật lộn với các con thú lớn hơn, họ hàng với cá sấu ngày nay. Có loài dài đến 10m.

Phát hiện hóa thạch loài rùa khổng lồ ở Nam Mỹ, to bằng chiếc ô tô - Ảnh 3.

Sơ đồ kích thước các loài cá sấu cổ xưa.

Cuộc chiến của rùa xảy ra ở môi trường khác với hiện nay. Rùa khổng lồ quen sống ở sa mạc khi đó là lầy lội và ẩm ướt. Dãy núi Andes chưa được hình thành đầy đủ và sông Orinoco và Amazon giao cắt khác nhau.

Sau này, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo làm hình thành dãy núi Andes, đất đá đùn lên cao hơn làm thay đổi hệ thống sông nước. Những con rùa khổng lồ ngày càng bị thu hẹp môi trường sống đến mức chúng không thể sống sót.

Các mẫu hóa thạch cho thấy động vật to lớn như chuột, rùa và cá sấu sống ở Venezuela ngày đó đã chết dần, khu vực trở nên hoang hóa.

Phát hiện hóa thạch loài rùa khổng lồ ở Nam Mỹ, to bằng chiếc ô tô - Ảnh 4.

Rùa biển ngày nay.

Hóa thạch rùa cuối cùng đã vẽ nên một bức tranh sống động về loài bò sát đáng gờm và phân bố ở Nam Mỹ tốt hơn và rộng rãi hơn so với suy nghĩ ban đầu.

Nguồn bài và ảnh: The Vintage News

Đọc tin tức mới nhất về khám phá khoa học nhanh nhất tại Soha. Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên