Cụ thể, mẫu hóa thạch hơn 3 tỷ năm tuổi mới được các nhà địa chất học tại Đại học New South Wales tìm thấy ở bên trong lớp trầm tích của một suối nước nóng tại vùng đất Pilbara xa xôi, thuộc khu vực Tây Australia.
Vị trí nơi tìm thấy hóa thạch 3,5 tỷ năm tuổi. Ảnh: Dailymail
Mẫu hóa thạch 3,5 tỷ năm tuổi được xác định là cấu trúc đá stronatolite – loại đá trầm tích cổ được tạo thành nhờ sự phát triển của vi sinh vật.
Tìm thấy hóa thạch đá cổ 3,5 tỷ năm khiến lịch sử sự sống trên Trái Đất có thể thay đổi. Ảnh: University of New South Wales
Việc phát hiện hóa thạch 3,5 tỷ tuổi tại suối nước nóng khiến các nhà nghiên cứu cho rằng giả thuyết về sự sống có thể bắt đầu từ những dòng suối nước ngọt trên mặt đất chứ không phải giống như những giả thuyết trước đó nhận định rằng sự sống bắt đầu từ trong lòng đại dương.
Hình ảnh siêu nhỏ về kết cấu của hóa thạch đá cổ ở vùng đất Pilbara, Australia.
Theo các nhà nghiên cứu, khám phá này có ý nghĩa quan trọng đối với sự hiểu biết của con người về nguồn gốc của sự sống.
Ngoài ra, phát hiện này còn là cơ sở quan trọng về địa chất giúp các nhà khoa học rất nhiều trong việc tìm kiếm sự sống trên các hành tinh "bí ẩn" ngoài Trái Đất như sao Hỏa (hành tinh được cho là có thể tồn tại dạng sống của vi sinh vật).
Theo dự kiến, các nhà khoa học sẽ đưa một thiết bị đặc biệt để tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ vào năm 2020.
Trước đó, vào năm 2016, các nhà nghiên cứu tại Đại học Wollongong, Australia phát hiện thấy cấu trúc hóa thạch đá stomatolite.
Hóa thạch được tìm thấy ở đảo Greenland được coi là bằng chứng về sự sống lâu đời nhất trên Trái Đất, với ước tính tồn tại cách đây 3,7 tỷ năm.
Nguồn: Seeker, Dailymail