Chúng ta biết rằng, việc tìm ra 1 hành tinh mới giống Trái đất và có thể hỗ trợ sự sống là niềm mơ ước của các nhà khoa học. Tuy nhiên, đây là điều không hề dễ dàng.
Dẫu vậy, giới chuyên gia vẫn luôn miệt mài nghiên cứu và phát hiện ra 1 ứng cử viên mới tốt nhất - có dấu hiệu của sự sống ngoài Hệ mặt trời của chúng ta. Nó có tên gọi là LHS 1140b - có kích thước lớn hơn Trái đất 1 chút và nằm cách ta khoảng 40 năm ánh sáng.
Nhà nghiên cứu hàng đầu Jason Dittmann từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết:
"Đây là hành tinh ngoại lai thú vị nhất mà tôi đã nhìn thấy trong thập niên vừa qua. Chúng tôi hoàn toàn có thể hy vọng về 1 điều gì đó để hoàn thành nhiệm vụ lớn nhất trong khoa học - tìm kiếm bằng chứng về cuộc sống ngoài Trái đất."
LHS 1140b được gọi là siêu Trái đất - một hành tinh có khối lượng lớn hơn Trái đất, lớn gấp 1,4 lần Trái đất và có thể bao gồm 1 lõi sắt dày đặc.
Tuy nhiên, điều làm cho LHS 1140b hấp dẫn để phân tích thêm không phải là kích cỡ hay khối lượng của nó - mà nó đang quay quanh khu vực sinh sống của 1 sao chủ, nằm trong chòm sao Cetus và phủ một bóng mờ lên đây.
LHS 1140b thực sự gần với ngôi sao chủ của nó gấp 10 lần khoảng cách giữa Trái đất so với Mặt trời - nhưng vì LHS 1140 mát hơn nên nó không bị "chiên giòn" khi ở khoảng cách gần. Hành tinh này cũng chỉ nhận được 1 lượng ánh sáng như Mặt trời chiếu vào Trái đất mà thôi.
Nhà thiên văn học Nicola Astudillo-defru thuộc đài quan sát Geneva tại Thụy Sĩ cho biết: "LHS 1140 quay chậm hơn và phát ra bức xạ năng lượng thấp hơn các ngôi sao khối lượng thấp tương tự".
Điều này quan trọng bởi vì lượng nhiệt và ánh sáng đến từ ngôi sao không nóng đến mức khiến chất lỏng không thể tồn tại trên bề mặt hành tinh - điều cần thiết cho sự sống.
Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng hành tinh này có thể tồn tại bầu khí quyển, bằng cách giữ bớt hơi nước tạo ra bởi các đại dương magma có thể đã đun sôi trên bề mặt trong quá khứ xa xưa của nó.
Để giúp xác minh giả thuyết này, nhóm nghiên cứu dự định sẽ "điều" thêm Kính viễn vọng Không gian Hubble và Kính viễn vọng của ESO đến để nghiên cứu.
Mặc dù đây không phải là hành tinh đầu tiên các nhà khoa học phát hiện và nói rằng chúng có thể tồn tại sự sống. Bởi chỉ trong tháng này, các chuyên gia NASA công bố việc phát hiện ra 1 bầu khí quyển xung quanh 1 siêu Trái đất khác có tên là Gliese 1132b.
Dẫu vậy, hãy cứ tin tưởng và hi vọng vào những phát hiện của giới khoa học bởi biết đâu trong thời gian không xa, chúng ta có thể "khăn gói quả mướp" lên đường để du hành tới Trái đất thứ 2.
Các phát hiện được báo cáo trong tạp chí Nature.
Nguồn: The Guardian, Sciencealert