Phát hiện hành tinh chứa nước và khí metan nằm cách Trái Đất 39 năm ánh sáng

Cẩm Mai |

Các nhà thiên văn mới phát hiện ra hành tinh mang tên GJ 1132b có một số điều kiện cần thiết cho sự sống.

Các nhà khoa học thấy trong vũ trụ có 2 hành tinh trong Vùng Goldilocks (Khu vực có thể sống được trong không gian) có thể ẩn chứa sự sống ngoài hành tinh giống như Trái Đất. Trên mỗi hành tinh này đều có không khí.

Hành tinh Wolf 1061C cách Trái Đất 14 năm ánh sáng và hành tinh GJ 1132b cách Trái Đất 39 năm ánh sáng. (1 năm ánh sáng bằng khoảng 9,4 nghìn tỷ km).

Trong khi các nhà khoa học nghi ngờ hành tinh Wolf 1061C có những điều kiện cần cho sự sống thì họ cũng thấy trong khí quyển của hành tinh GJ 1132b có chứa nước và khí metan. Có thể nói, 2 hành tinh này là "bản sao" của Trái Đất.

Cả hai hành tinh Wolf 1061C và GJ 1132b đều nằm trong "Vùng Goldilocks " thuộc ngôi sao của chúng. Do đó, các nhà khoa học đang chú ý tìm kiếm sự sống trên hành tinh Wolf 1061C và GJ 1132b.

Phát hiện hành tinh chứa nước và khí metan nằm cách Trái Đất 39 năm ánh sáng - Ảnh 1.

Hành tinh GJ 1132, GJ 1132b, Trái Đất và Mặt Trời.

Wold 1061C là 1 trong 3 hành tinh xoay quanh quỹ đạo M-Class Red Dwarf – vùng hy vọng có điều kiện sự sống.

Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyến cáo vùng M-Class Red Dwarf rộng lớn gấp 4 lần Trái Đất, đồng nghĩa với lực hấp dẫn của nó gây ra hiệu ứng nhà kính giống như sao Kim.

Mặt khác, hành tinh GJ 1132b có một số điều kiện giống như bản sao của Trái Đất. Đường kính của nó bằng 50% so với Trái Đất.

Quỹ đạo ngôi sao của GJ 1132b nằm trong phần tận cùng ấm hơn thuộc vùng Goldilocks. Kích thước của GJ 1132b đủ điều kiện để duy trì khí quyển bền vững.

Theo nghiên cứu được đăng tải trên báo Vật lý Thiên văn, các nhà khoa học thuộc Đài quan sát Nam Âu ở Chile – cơ quan thiên văn liên chính phủ bao gồm 16 quốc gia, thì trong khí quyển hành tinh GJ 1132b có nước và khí metan.

Hành tinh GJ 1132b có khí quyển dày như Trái Đất. Họ đang tìm hiểu xem trên hành tinh này có sự sống hay không. Việc phát hiện ra nước trên hành tinh GJ 1132b là điều không ngờ tới và càng ngạc nhiên hơn khi thấy cả khí metan.

Trong khí quyển Trái Đất, 90% khí metan là do cơ thể sống sản sinh ra được gọi là metanogen, tức là sự sống tồn tại dựa vào hydro, không cần oxy.

Nhà nghiên cứu Julien de Wit cho biết: "Chúng tôi cần theo dõi khí quyển của những hành tinh giống Trái Đất quanh quỹ đạo M-Class Red Dwarf để tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh."

Phát hiện hành tinh chứa nước và khí metan nằm cách Trái Đất 39 năm ánh sáng - Ảnh 2.

Các nhà khoa học đang cố gắng tìm kiếm dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh. Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, không hẳn là khí quyển tồn tại liên tục do lịch sử hoạt động mạnh của ngôi sao thuộc các hành tinh này. Phát hiện ra khí quyển trên hành tinh khác mang lại hy vọng cho chúng ta tìm sự sống trong vũ trụ.

Trong tương lai, các kính viễn vọng lớn hơn cho phép chúng ta chụp ảnh ánh sáng xuyên qua khí quyển với độ phân giải cao hơn để thấy chính xác hơn những thành phần trong khí quyển.

Nguồn: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại