Các nhà khoa học vừa phát hiện ra cây nhiệt đới cao nhất thế giới trên đảo Borneo với chiều cao 309 feet (94,1 mét). Loại cây mới được tìm thấy phá vỡ kỷ lục của cây meranti vàng trước đây (89,6 mét), mới lập trước đó 5 tháng.
Họ đã phát hiện ra loài cây này khi tiến hành lập bản đồ cho các khu vực của rừng nhiệt đới Sabah. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra 49 cây có chiều cao tương tự trong khu vực.
Giống của loại cây nhiệt đới cao nhất hiện vẫn chưa được xác định, hiện tại các nhà khoa học mới chỉ biết rằng những cây này này thuộc về chi Shorea (Shorea có khoảng 196 loài khác nhau).
Các loài cây thuộc nhóm Shorea thường được phân bố ở phía đông nam châu Á, từ miền Bắc Ấn Độ đến Malaysia, Philippines và Indonesia.
Tại Borneo có khoảng 138 loài Shorea và 91 trong số đó là những cây đặc hữu của đảo.
Nhà nghiên cứu Gregory Asner thuộc Viện khoa học Carnegie của Đại học Stanford vừa công bố kỷ lục cây nhiệt đới cao nhất tại hội nghị Heart of Borneo hồi tháng Mười.
Ông nói rằng cây nhiệt đới cao nhất này và 49 cây có chiều cao gần tiếp cận là biểu hiện thật sự phi thường của sức mạnh thiên nhiên.
Phát hiện cây nhiệt đới cao nhất thế giới
Ông cũng nói thêm rằng phát hiện này giống như một món quà dành cho khoa học, cho người dân Sabah, Borneo và thế giới.
Mục đích của các nhà khoa học khi lập bản đồ khu vực này là để tìm hiểu môi trường sống của động vật, sự đa dạng sinh học và khả năng hấp thu carbon của khu rừng.
Họ sử dụng một kỹ thuật gọi là Carnegie Airborne Observatory (CAO) để chụp 500.000 bức ảnh mỗi giây bằng tia laser từ máy bay. Nó sẽ giúp cho các nhà khoa học có cái nhìn chi tiết (theo dạng 3D) từ tán rừng xuống mặt đất.
Những dự liệu thu được là cơ sở để họ đánh giá được lượng carbon đang lưu giữ trong khu rừng nhiệt đới này.
Các chuyến bay thực địa của chương trình nghiên cứu này được tài trợ bởi U.N. Development Programme (Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc) và đạo diễn James Cameron.
Tham khảo:Scienceworldreport