Phát hiện dấu vết ngoài hành tinh trên "vật thể" 3,3 tỉ năm tuổi ngay trên Trái đất

TS. Lê Tùng (ĐH Đà Lạt) |

Các nhà khoa học tìm thấy hòn đá 3,3 tỉ năm tuổi có chứa hai loại vật liệu hữu cơ không tan trong nước. Cả hai đều có thể xuất phát từ ngoài hành tinh.

Dãy núi Makhonjwa tại Nam phi có những tảng đá già nhất hành tinh, tuy nhiên không phải tất cả đều bắt nguồn từ Trái đất.

Theo nhà sinh vật học vũ trụ Frances Westall từ trung tâm CNRS Lý-sinh học phân tử của Pháp thì đây là lần đầu tiên họ thực sự tìm thấy bằng chứng về dấu vết các-bon ngoài hành tinh trong đá ở Trái đất.

Phát hiện dấu vết ngoài hành tinh trên vật thể 3,3 tỉ năm tuổi ngay trên Trái đất - Ảnh 1.

Dãy núi Makhonjwa tại Nam phi.

Qua hàng tỉ năm, Trái đất chịu rất nhiều mưa thiên thạch khiến bề mặt hành tinh bị thay đổi. Câu hỏi đặt ra là những tảng đá ngoài hành tinh này để lại gì khi chúng đến đây? Câu trả lời là có thể rất nhiều.

Rất nhiều nhà khoa học nghĩ rằng một số thành tố xây dựng nên sự sống trên Trái đất có thể đã đến từ những phân tử ngoài không gian xa xôi. Phát hiện mới đây tại Nam phi bổ sung thêm sức thuyết phục cho giả thuyết này.

Tại một vùng trầm tích núi lửa có tên gọi Josefsdal Chert, trong dãy núi Makhonjwa, Westall và đội nghiên cứu đã phát hiện ra một lớp đá dày 2mm với những đặc tính lạ.

Sử dụng máy phân tích cộng hưởng từ điện tử EPR, các nhà khoa học tìm thấy hòn đá 3,3 tỉ năm tuổi có chứa hai loại vật liệu hữu cơ không tan trong nước.

Cả hai đều có thể xuất phát từ ngoài hành tinh. Một trong những dữ liệu từ máy EPR cho thấy một thứ mà các nhà khoa học từng phát hiện ra trước đây trong Carbonaceous chondrites: các mẫu thiên thạch cổ có chứa hợp chất hữu cơ.

Những số liệu bất thường khác chỉ ra rằng nó có thể chứa hạt khoáng nano vật liệu niken, Crom và sắt. Đây không phải là điều thường có trong đá hình thành tại Trái đất, củng cố thêm rằng lớp đá mỏng này đến từ một nơi xa, rất xa.

Phát hiện dấu vết ngoài hành tinh trên vật thể 3,3 tỉ năm tuổi ngay trên Trái đất - Ảnh 2.

Các hạt khoáng hình thành khi thiên thạch vào bầu khí quyển (Ảnh: IFL)

Kỹ sư hóa Didier Gourier thuộc Đại học PSL cho biết, các hạt rất nhỏ khoáng Crom giàu Niken được hình thành trong quá trình vật thể ngoài hành tinh đi vào bầu khí quyển Trái đất.

Lý do mà hai dữ liệu có phần trái ngược đọc được trên mẫu vật tại Josefsdal Chert tại cùng thời điểm vẫn còn là bí ẩn.

Các nhà nghiên cứu cho biết rất khó để hình dung một sự kiện va chạm đơn lẻ có thể bảo tồn cả vật liệu hữu cơ và hạt nano crom trong cùng một lớp trầm tích mỏng như vậy.

Các vật liệu hữu cơ chứa nước chỉ có thể sống sót khi nhiệt độ không vượt quá vài trăm độ C.

Trong khi đó, các hạt khoáng được hình thành bởi nung chảy vật liệu ở nhiệt độ cao khi nó lao về phía bề mặt Trái đất.

Trong giả thuyết của mình, các nhà khoa học cho rằng sau trận mưa thiên thạch nhỏ, các vật liệu bị trộn lẫn trong bầu khí quyển với bụi núi lửa và khi chúng rơi xuống bề mặt Trái đất, dấu vết của vật liệu hữu cơ ngoài hành tinh được bảo quản cùng với các hạt khoáng mới hình thành. Kết quả là chúng được bảo quản cùng nhau qua hàng tỉ năm.

Họ cũng cho rằng cơn mưa thiên thạch có chưá vật liệu hữu cơ phải có tần suất lớn. Dĩ nhiên, tất cả vẫn chỉ là phỏng đoán. Và ngay cả khi chúng thực sự diễn ra, chúng ta không thể biết hình thái nguyên thủy vật liệu hữu cơ này như thế nào. Chúng ta cũng không thể chắc cơn mưa thiên thạch này có liên quan đến sự tiến hóa của sự sống như chúng ta biết ngày nay.

Tuy vậy, đây vẫn là một phát hiện lớn trong giới nghiên cứu về vật liệu hữu cơ ngoài hành tinh. Và những điều bí ẩn sẽ trải ra con đường để tiếp tục khám phá.

Theo Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại