Phát hiện dấu chân của tổ tiên loài người cách đây 1,5 triệu năm

An Khê |

Các nhà khoa học vừa phát hiện một bộ dấu chân của tổ tiên loài người cách đây 1,5 triệu năm, được tìm thấy tại địa điểm Koobi Fora ở Kenya.

Phát hiện mới nhất cho thấy tổ tiên của loài người là Homo erectus đã từng tồn tại cùng với một loài đi bằng hai chân hiện đã tuyệt chủng là Paranthropus boisei cách đây 1,5 triệu năm. Những dấu vết này gợi ý hai loài có thể đã tương tác với nhau, đặt ra những câu hỏi mới về hành vi của tổ tiên chúng ta.

Trước kia, một số dấu chân hóa thạch đã được tìm thấy ở Đông Phi — chẳng hạn như dấu chân nổi tiếng ở Laetoli, Tanzania, do loài Australopithecus afarensis của Lucy tạo ra cách đây 3,6 triệu năm. Nhưng các nhà nghiên cứu nhận thấy một điều độc đáo về dấu chân Koobi Fora: Hai loài hai chân có bàn chân khác biệt đáng kể đã tạo ra những dấu chân dọc theo bờ hồ cách nhau vài giờ.

Phát hiện dấu chân của tổ tiên loài người cách đây 1,5 triệu năm - Ảnh 1.

Hơn 1,5 triệu năm trước, tại một bờ hồ ở Kenya, hai loài người cổ đại đã đi qua cùng một con đường, để lại những dấu chân hóa thạch lưu giữ khoảnh khắc kỳ diệu trong lịch sử nhân loại. (Ảnh: AP)

Con đường mòn có dấu chân Koobi Fora mới được phát hiện dài khoảng 8 mét và bao gồm một đường mòn gồm một số dấu chân do một cá thể tạo ra và ba dấu chân khác do những cá thể khác tạo ra. Một con cò marabou khổng lồ đã tuyệt chủng (Leptoptilos falconeri) cũng đã theo dấu qua lớp bùn ướt, được chôn vùi và bảo quản.

Nhà cổ nhân chủng học tại Đại học Chatham ở Pennsylvania, Mỹ - Kevin Hatala và các đồng nghiệp đã sử dụng các kỹ thuật hình ảnh 3D để đánh giá hình dạng và chuyển động của bàn chân của những người tạo dấu vết. Qua phân tích, họ phát hiện ra rằng hai trong số những dấu chân riêng lẻ có vòm cao và bước chân từ gót chân đến ngón chân giống như con người hiện đại. Những dấu chân này có thể được tạo ra bởi tổ tiên trực tiếp của chúng ta là H. erectus, loài có hình dạng và kích thước cơ thể rất giống con người.

Phát hiện dấu chân của tổ tiên loài người cách đây 1,5 triệu năm - Ảnh 2.

(Ảnh: Chatham University)

Tuy nhiên, dấu vết của một số dấu chân đã tiết lộ một mô hình khác. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy ngón chân cái hơi xòe ra và không hoàn toàn thẳng hàng với bàn chân như ở người, cho thấy rằng người tạo ra dấu vết có thể là Paranthropus boisei, một loài vượn người phương nam có thân hình to lớn với hàm lớn và ngón chân cái phân kỳ.

Jeremy DeSilva , nhà cổ nhân chủng học tại Đại học Dartmouth, Mỹ, cho rằng: "Nghiên cứu mới này có nghĩa là chúng ta đã biết chắc chắn rằng hai loại người vượn khác nhau này không chỉ sống cùng thời mà còn chia sẻ cùng một cảnh quan và đi lại với những dáng đi hơi khác nhau".

Từng phát hiện tổ tiên lâu đời nhất của loài người trong lớp đá 540 triệu năm

Tổ tiên lâu đời nhất của loài người sống cách đây 540 triệu năm có hình dáng giống chiếc bao và không có hậu môn.

Năm 2017, các nhà khoa học từng phát hiện hóa thạch tổ tiên lâu đời nhất của loài người là một động vật miệng thứ sinh (deuterostome) trong lớp đá vôi 540 triệu năm ở Trung Quốc. Báo International Business Times trích dẫn phân tich của các nhà khoa học cho biết, s inh vật này là khởi nguồn cho một loạt dạng sống sinh sôi bao gồm loài sao biển và hải tiêu ngày nay.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, động vật miệng thứ sinh trong phát hiện là loài ra đời sớm nhất ở liên ngành này. "Các động vật miệng thứ sinh dẫn tới sự ra đời của nhiều loài động vật đa dạng, từ con người tới sao biển và nhím biển. Mức độ phong phú đó đặt ra câu hỏi: Tổ tiên chung của động vật trông như thế nào?", Simon Conway Morris ở Đại học Cambridge, Anh, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Phát hiện dấu chân của tổ tiên loài người cách đây 1,5 triệu năm - Ảnh 3.

Tổ tiên loài người có chiếc miệng chiếm phần lớn cơ thể và không có hậu môn (Ảnh: Đại học Tây Bắc, Trung Quốc)

Sinh vật hóa thạch 540 triệu năm rất nhỏ, chỉ dài khoảng 1,3 mm, rộng 0,8 mm và cao 0,9 mm, có chiếc miệng rất lớn so với phần còn lại của cơ thể, có bề ngang 0,3-0,5 mm. Nó cũng có 4 lỗ hình nón ở mỗi bên.

Đây là cách nguyên thủy để động vật loại bỏ chất thải. Các nhà nghiên cứu không thể xác định hậu môn ở bất kỳ mẫu vật nào của những loài động vật miệng thứ sinh mà họ phát hiện.

Tìm thấy động vật miệng thứ sinh nguyên thủy từng là bước tiến lớn trong ghi chép hóa thạch giữa những tổ chức sinh vật đơn giản rất nhỏ, nhỏ đến mức phải thu thập khí oxy bằng sự khuếch tán đến những động vật lớn hơn như cá thở qua mang, hé lộ câu trả lời về cách những thứ phức tạp tiến hóa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại