Bao phủ phần lớn diện tích của Trái đất nhưng đại dương lại là một thế giới nằm ngoài tầm hiểu biết của con người chúng ta.
Ẩn dưới làn nước sâu xanh thẳm là cuộc sống và những hiện tượng bí ẩn mà chúng ta chưa thể nào khám phá ra.
Đại dương còn ẩn chứa rất nhiều bí mật chờ con người khám phá. Ảnh: Daily Mail.
Các nhà khoa học đã từng nhận định, áp suất khổng lồ của đại dương tương đương với việc bạn bị 50 chiếc máy bay phản lực Jumbo đè lên ngực!
Áp suất khổng lồ, nhiệt độ lạnh lẽo cộng với việc ánh sáng Mặt trời không thể xuyên thấu (ánh sáng Mặt trời chỉ xuyên sâu nhất là 207 mét dưới mặt nước) mới chỉ là 3 trong những điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt cản trở sự tìm tòi của con người.
Chính vì lẽ đó, vùng nước lớn cách xa đất liền hàng nghìn km là nơi ẩn chứa nhiều bí ẩn mà nếu có phát hiện được, con người vẫn phải tiếp tục giải mã.
Sinh vật nào sống sâu nhất đại dương? Tại sao lại xuất hiện những công trình ngầm bí ẩn? Và đâu là vùng biển bí hiểm, tồn tại bất chấp mọi định luật của Vật lý?
Mời bạn theo dõi.
Thành phố ngầm dưới đáy biển Bermuda
Vùng biển "tam giác quỷ" Bermuda vốn nổi tiếng hàng trăm năm nay với những vụ mất tích vô cùng bí hiểm. Rất nhiều lý giải khoa học đã được đưa ra nhằm giải thích cho những điều đáng sợ vẫn luôn "ám ảnh" nhân loại bấy lâu.
Khi người ta còn chưa tỏ về Bermuda thì các nhà khoa học thám hiểm lại phát hiện một bí mật ẩn chứa dưới làn nước sâu.
Thành phố ngầm dưới đáy biển. Ảnh: Theestle.
Tháng 10 năm 2012, giới khoa học thế giới chấn động bởi tuyên bố của nhóm các nhà thám hiểm khi họ phát hiện một thành phố ngầm dưới đáy biển ở vùng "tam giác quỷ" Bermuda.
Ở độ sâu gần 200m dưới mực nước biển, các nhà thám hiểm phát hiện một thành phố cổ có niên đại khoảng 10.000 năm tuổi.
Chưa hết, ngay tại vùng trung tâm của "tam giác quỷ", người ta còn phát hiện 4 kim tự tháp khổng lồ cùng một số bức tượng nhân sư tưởng chỉ ở Ai Cập mới có.
Tiến hành đo đạc và phân tích, các nhà khoa học phát hiện kích thước của 4 kim tự tháp này còn lớn hơn rất nhiều so với hai đại kim tự tháp Giza và Cheops ở Ai Cập.
Việc xác định nguồn gốc, kỹ thuật xây dựng các kim tự tháp trên cạn đến nay còn khiến các nhà khoa học "điên đầu" thì với việc phát hiện 4 kim tự tháp khổng lồ dưới đáy biển Bermuda còn khiến họ "mất ăn mất ngủ" hơn rất nhiều.
"Vùng biển Quỷ" - Bermuda thứ hai của thế giới
Nằm ở vùng biển phía Nam thủ đô Tokyo (Nhật Bản), "Vùng biển Quỷ" (Devil’s Sea) hay "Tam giác Rồng" (Dragon’s Triangle) là một trong những "nghĩa địa biển" khổng lồ của đại dương.
"Vùng biển Quỷ" - Bermuda thứ hai của thế giới. Hình minh họa/Internet.
Kỳ lạ và bí ẩn tương tự "tam giác quỷ" Bermuda, "Vùng biển Quỷ" gây nên vụ mất tích chấn động trong vòng 2 năm từ 1952 - 1954, khiến 5 chiếc tàu chiến và 700 thủy thủ biến mất không dấu vết.
Chưa hết, chỉ trong vòng 9 năm, từ năm 1963 đến 1972, khoảnh 160 tàu thuyền lớn nhỏ khi thực hiện của hải trình qua vùng "Tam giác Rồng".
Giống như Bermuda, tàu thuyền và máy bay khi đến gần vùng biển này đều bị nhiễu loạn la bàn hoặc mất liên lạc đột ngột. Cùng với sương mù biển, sóng cồn và lốc xoáy, tàu thuyền và máy bay dễ dàng mất phương hướng và lạc sâu vào "vùng biển chết".
Đã có khá nhiều giả thuyết đưa ra nhằm giải thích cho những điều kỳ lạ tại "Tam giác Rồng", như: Dưới đáy biển là cơ sở hoạt động bí mật của người ngoài hành tinh; Hay vùng biển là "tác phẩm" của con người nhằm thực hiện âm mưu bí mật nào đó.
Tọa độ 3 khu vực bí ẩn bậc nhất thế giới nằm cùng trên một đường thẳng. Hình: History.com.
Điều kỳ lạ là, tọa độ của "Tam giác Rồng", "tam giác quỷ" Bermuda và các kim tự tháp Ai Cập nằm cùng trên một đường thằng. Chỉ riêng điều này thôi cũng khiến các nhà khoa học thấy "điên đầu".
Dù cho là cách giải thích như thế nào thì những bí ẩn vẫn là màn sương đặc vây quanh "Tam giác Rồng".
Khe "địa ngục" Mariana - Nơi sâu nhất của đại dương?
Đồ họa 3D rãnh Mariana (đường đứt đoạn). Toàn bộ rãnh có chiều dài là 2.550 km. Chiều rộng của rãnh lại vô cùng khiêm tốn, chỉ khoảng 69 km. Đồ họa: Livescience.
Nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, khe "địa ngục" Mariana thuộc quần đảo cùng tên có độ sâu đo được khoảng gần 11.000 mét. Trong đó, vực thẳm Challenger là điểm sâu nhất của khe Mariana, sâu 10.984 mét. (Độ sâu của Mariana còn lớn hơn đỉnh núi Everest cao nhất thế giới).
So sánh chiều sâu khủng khiếp của rãnh Mariana với các chiều cao và chiều sâu khác trên thế giới. Đồ họa: SCMP
Theo các nhà khoa học, ở độ sâu khủng khiếp này, điều kiện sống trở nên vô cùng khắc nghiệt: Áp suất đại dương vô cùng lớn, không có ánh sáng Mặt trời và nhiệt độ thì cực kỳ thấp.
Tưởng chừng sự sống sẽ không thể tồn tại nơi đây nhưng bằng thiết bị chuyên dụng, các nhà thám hiểm đã phát hiện những âm thanh bí ẩn tại nơi đáng lẽ chỉ có im lặng và hoang lạnh bao trùm.
Từ đó, các nhà khoa học đặt ra giả thuyết, nơi đây tồn tại sự sống và rất có thể có loài sinh vật nào đó có khả năng thích ứng với môi trường khủng khiếp này.
Giả thuyết thứ hai đặt ra là, rất có thể ở nơi nào đó trên Trái Đất vẫn có điểm sâu nhất mà con người chưa thể đo đạc được do hạn chế về kỹ thuật.
Hình minh họa.
Đại dương vì thế mà bí ẩn và luôn thúc đẩy sự khao khát tìm tòi của con người. Khám phá điểm sâu nhất, sinh vật tồn tại ở nơi hoang lạnh nhất... vẫn luôn là những câu hỏi chúng ta luôn mong tìm lời giải đáp.
Còn nữa...
Phần I: