Phát hiện cá mập siêu hiếm, miệng to đầu ngắn ngay tại Indonesia

Hoa Hướng Dương |

Những gì chúng ta biết về loài cá mập này còn rất ít và đây là thước phim thứ 4 ghi lại cảnh một chú cá mập miệng to đang sống.

Một thợ lặn ở Đảo Komodo (Indonesia) có tên Penny Bielich đã rất may mắn khi gặp được loại cá mập miệng to bí ẩn ở vùng biển cực Bắc hòn đảo có tên Gili Lawa Laut.

Loài cá mập bí ẩn

Đây là loài cá mập rất nhút nhát và lẩn trốn sâu dưới đáy biển, do đó tới nay chi có 63 trường hợp ghi nhận sự xuất hiện của loài này. Trong đó, chỉ có 3 trường hợp được quay được phim về chúng!

Tiến sĩ Christopher Bird chuyên nghiên cứu về các loài cá mập biển sâu tại Đại học Southampton cho hay, chúng ta còn biết rất ít về loài cá mập này.

"Năm 1976, nó vô tình bị bắt gặp một cách ngẫu nhiên bởi các ngư dân và thi thoảng chúng ta thấy chúng trôi dạt vào bờ biển. Loài cá mập này thực sự bí ẩn".

Xem video:

Cá mập miệng to cực hiếm ở Indonesia. Nguồn: Dailymail.

Lần đầu tiên, loài cá mập có vẻ ngoài kỳ lạ này được phát hiện là vào năm 1976 ở Mỹ, khi đó, đây là một phát hiện thật sự gây chấn động giới khoa học, đặc biệt trong ngành cá vây tay. Tuy thuộc họ cá mập nhưng loài cá bí ẩn này lại vô hại với con người.

Cá mập miệng to và những gì chúng ta biết được

Cá mập miệng to (tên khoa học Megachasma pelagios) sống ở các vùng biển sâu và cực hiếm gặp vì chúng thường lẩn tránh con người.

Phát hiện cá mập siêu hiếm, miệng to đầu ngắn ngay tại Indonesia - Ảnh 2.

Một chú cá mập miệng to trôi dạt vào bờ biển Indonesia năm 2015. Ảnh Bureau of Fisheries and Aquatic.

Phát hiện cá mập siêu hiếm, miệng to đầu ngắn ngay tại Indonesia - Ảnh 3.

Một con cá mập miệng to dài 3,6 m được phát hiện ở Nam Phi năm 2002. Ảnh Reuters.

Do đó, có rất ít thông tin khoa học về sinh vật này, thậm chí chúng được xếp riêng thành một họ riêng là họ Cá mập miệng to (Megachasmidae) vì đặc điểm chẳng giống ai này!

Xem video:

Cá mập miệng to được phát hiện ở Nhật Bản. Nguồn: Dailymail.

Loài cá này có đầu và miệng rất to so với phần còn lại của cơ thể, phần lưng có màu nâu đen, còn mặt bụng thì trắng, không chỉ tỷ lệ phần đầu không cân đối với cơ thể mà cả đuôi của chúng cũng bất đối xứng.

Không như loài cá mập khác, cá mập miệng to bới rất chậm (1,5 km/h) và kém, nhưng bù lại chúng lại có khả năng lặn rất sâu (120 đến 200 m) và kích thước rất lớn với chiều dài từng được ghi nhận lên tới 5,5 m và cân nặng tới 1.215 kg, chỉ riêng phần miệng đã dài tới 1.3 m! Cá mập miệng to có thể sống tới 100 tuổi!

Bài viết được dịch từ nguồn: Dailymail.co.uk.



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại