Phát hiện bất ngờ về người bạn đồng hành xám của hành tinh xanh đã cung cấp cho các nhà khoa học những hiểu biết mới về cách Mặt Trăng được hình thành và cấu trúc bên trong của nó như thế nào.
Điều này cũng mở ra tiềm năng rất lớn cho bất kỳ nhiệm vụ trên Mặt Trăng nào của con người trong tương lai. Nghiên cứu được công bố trên Nature Geoscience.
Trong một thời gian dài, chúng ta nghĩ Mặt Trăng hoàn toàn khô. Trên bề mặt nó là một môi trường siêu bụi với nhiệt độ cực đoan, và không đủ trọng lực để giữ các phân tử nước.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra một số loại nước Mặt Trăng. Năm 2009, NASA đã cố tình cho máy dò LCROSS của mình va vào cực nam của Mặt Trăng và phát hiện ra khối lượng băng đá trong các mảnh vụn nổ từ cú va chạm ấy.
Những mỏ băng này được cho hàng tỉ năm tuổi này, bị mắc kẹt trong những vết nứt vĩnh viễn và băng giá ở các cực hành tinh. Nhưng nước này không phải vẫn luôn ở đó.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nó có thể được sản xuất thông qua nhờ lực bên ngoài, chẳng hạn như gió Mặt Trời quét trên bề mặt hành tinh và tạo ra các phản ứng hóa học. Trong thực tế, có một mức độ cực kỳ nhỏ của loại này trên bề mặt Mặt Trăng.
Các phi hành gia từ sứ mệnh Apollo trước đây cũng mang về các mẫu địa chất từ các khu vực khác nhau của bề mặt Mặt Trăng. Năm 2008, các mẫu này đã được phân tích lại và để lộ ra dấu vết nước bị "nhốt" trong các hạt thuỷ tinh nhỏ.
Dưới lớp bụi Mặt Trăng, liệu chúng ta có thể thấy nước? - Ảnh: Reuters
Những hạt thủy tinh này được tìm thấy trong các trầm tích - đá có nguồn gốc núi lửa từ khoảng 100 triệu năm trước, khi Mặt Trăng vẫn là một quả cầu có tính địa chất cao.
Nước bị khóa chặt trong địa chất của Mặt Trăng, được cho là có nguồn gốc "bản địa", có nghĩa là nó có thể bị kẹt lại kể từ thuở sơ khai của Mặt Trăng.
Nhưng các nhà khoa học không thể biết liệu các hạt nước này thực sự chỉ ra một lớp "ướt" ngay bên dưới lớp phủ Mặt Trăng hay không. Ralph Milliken, thuộc Đại học Brown, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết:
"Câu hỏi chính là liệu những mẫu đất Apollo này có đặc trưng cho các điều kiện bên trong của toàn Mặt Trăng hay đây chỉ là đặc trưng ở một số vùng có chứa nước?"
Để trả lời câu hỏi then chốt này, Milliken và nhóm của ông đã chuyển sang dữ liệu quỹ đạo từ tàu quỹ đạo Mặt trăng Chandrayaan-1 của Ấn Độ.
Sử dụng các dữ liệu quỹ đạo từ trầm tích đã được lập bản đồ trước đó trên bề mặt Mặt Trăng, phân tích các mẫu thí nghiệm của Apollo, và một mô hình dữ liệu về nhiệt độ bề mặt Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các trầm tích núi lửa chứa nước có ở khắp nơi.
Milliken nói: "Chúng lan khắp bề mặt, điều này cho chúng ta biết rằng nước tìm thấy trong các mẫu Apollo không phải là của hiếm".
Theo nhóm nghiên cứu, sự hiện diện gần như khắp mọi nơi của nước trong trầm tích Mặt Trăng tăng thêm bằng chứng cho thấy lớp phủ Mặt Trăng là một hồ chứa nước quan trọng. Những phát hiện trên mở ra nhiều hi vọng chinh phục Mặt Trăng cho loài người.
Nguồn: Dailymail