Phát hiện bằng chứng có thể làm tiêu tan hy vọng sống tại Hệ Mặt trời 2.0

Trang Ly |

Phát hiện này có thể làm vụt tắt hy vọng sự sống có thể được hình thành và nuôi dưỡng tại Hệ Mặt trời 2.0.

Các nhà khoa học vừa công bố một thông tin gây thất vọng: Có thể Hệ Mặt trời 2.0 không phải là "cái nôi nuôi dưỡng sự sống" như NASA đã từng hy vọng.

Lý giải điều này, nhóm các nhà khoa học thuộc Đài quan sát thiên văn Konkoly (Hungary) cho biết, sau khi phân tích các dữ liệu trắc quang thô truyền từ tàu vũ trụ Kelper’s K2 của NASA về Trái Đất, họ nhận thấy những cơn bão từ mà Mặt trời 2.0 phóng đến các hành tinh mạnh gấp 10.000 lần so với Mặt trời của chúng ta phát ra các hành tinh trong hệ.

Phát hiện bằng chứng có thể làm tiêu tan hy vọng sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 1.

Hệ Mặt trời 2.0 (gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn có tên Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình). Ảnh: NASA.

Năng lượng thường xuyên và vô cùng khắc nghiệt của Mặt trời 2.0 (có tên Trappist-1) phát ra đủ để khí quyển bao quanh các hành tinh quay xung quanh nó không bao giờ đạt đến trạng thái ổn định.

Trong quá trình theo dõi kết quả của 80 ngày thực hiện sứ mệnh quan sát 7 ngoại hành tinh thuộc Trappist-1 của tàu vũ trụ Kelper, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều cơn bão từ mạnh gấp 100 lần đến 10.000 lần so với cơn bão từ mạnh nhất từng xảy ra trên Trái Đất.

Theo đó, bão từ phát nổ cực mạnh từ Mặt trời của chúng ta xảy ra vào năm 1859, khiến các đường dây điện báo trên Trái Đất cháy rụi. 

Việc 7 ngoại hành tinh có kích thước giống Trái Đất đứng quá gần Mặt trời Trappist-1 chính là trở ngại trên con đường trở thành "cái nôi nuôi dưỡng sự sống" mà giới thiên văn học mong chờ. 

Nếu so khoảng cách của Trái Đất so với Mặt trời (của chúng ta) thì các hành tinh (trong đó có 3 hành tinh NASA hy vọng có sự sống) ở quá gần với Mặt trời Trappist-1, ở khoảng cách từ 0,01 đến 0,06 đơn vị thiên văn (AU).

Trong khi khoảng cách lý tưởng của Trái Đất so với Mặt trời là 1,000 đơn vị thiên văn (AU).

Phát hiện bằng chứng có thể làm tiêu tan hy vọng sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 2.

Các hành tinh thuộc Hệ Mặt trời Trappist-1 ở quá gần với Mặt trời (từ 0,01 đến 0,06 đơn vị thiên văn). Nguồn: NASA.

Sức nóng và những dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ từ Mặt trời Trappist-1 có thể phá hủy khí quyển của các ngoại hành tinh, làm cản trở quá trình sinh sôi và nuôi dưỡng sự sống tại Hệ Mặt trời 2.0.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn lạc quan tin rằng, bão từ tại  Hệ Mặt trời 2.0 không đồng nghĩa với việc sự sống hoàn toàn chấm dứt tại ít nhất 3 ngoại hành tinh mà NASA từng chỉ ra (là ứng cử viên sáng nhất cho sự sống sinh sôi).

"Sự sống có nhiều cách để thích nghi và sinh sôi. Nếu dạng sống này không thể tồn tại thì vẫn có những dạng sống khác mà con người chưa thể khám phá hết.", Jack T. O’Malley-James, nhà nghiên cứu thuộc Viện Carl Sagan, Đại học Cornell (Mỹ), đồng tác giả nghiên cứu, nói.

Phát hiện bằng chứng có thể làm tiêu tan hy vọng sống tại Hệ Mặt trời 2.0 - Ảnh 3.

Gấu nước là sinh vật bất tử trên Trái Đất. Nó có thể sống ở môi trường không trọng lực ở vũ trụ. Ảnh: Internet.

Hệ Mặt trời 2.0 (gồm 7 hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn có tên Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Bảo Bình) được NASA chính thức công bố trong buổi họp báo ngày 23/2/2017.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Thiên văn học Astrophysical Journal.

Dịch từ: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại