Thực dân Pháp tiến công Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc
Để giải quyết khó khăn khi phạm vi chiếm đóng mở rộng và thực hiện âm mưu "Đánh nhanh thắng nhanh", tháng 3-1947, Chính phủ Pháp cử Bô-la-éc làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay Đắc-giăng-li-ơ
Thực hiện âm mưu tập hợp những phần tử Việt gian phản động, Bô-la-éc lập ra Mặt trận quốc gia thống nhất , tiến tới thành lập một Chính phủ bù nhìn trung ương.
Cùng lúc, thực dân Pháp huy động 12000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành ba cácnh, mở cuộc tiến công Căn cứ địa Việt Bắc nhằm phá tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, khóa chặt biên giới Việt-Trung, ngăn chặn liên lạc giữa ta với quốc tế...
Ngày 7-10-1947, từ sáng sớm, một binh đoàn dù đổ quân xuống chiếm thị xã Bắc Cạn và chiếm thị trấn Chợ Mới, Chợ Đồn.
Cùng ngày hôm đó, một binh đoàn lính bộ từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng, rồi từ Cao Bằng, một cánh quân khác đánh xuống Bắc Cạn, tạo thành gọng kìm bao vây phía đông và phía bắc Căn cứ Việt Bắc.
Ngày 9-10-1947, một binh đoàn hỗn hợp lính bộ và lính thủy đánh bộ ngược dòng sông Hồng, sông Lô và sông Gấm lên thị xã Tuyên Quang, Chiêm Hóa, Đai Thị (Tuyên Quang), bao vây phía tây Căn cứ địa Việt Bắc.
Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Quân dân ta chiến đấu bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc
Thực hiện chỉ thị của Trung ương, trên các hướng, khắp các mặt trận, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bẻ gãy từng gọng kìm của chúng.
Tại Bắc Cạn, ngay từ đầu, quân dân ta chủ động, kịp thời phản công và tiến công địch, tiến hành bao vây, chia cắt, cô lập chúng, tổ chức đánh tập kích vào những nơi địch chiếm đóng, phục kích trên đường từ Bắc Cạn đi Chợ Mới, Chợ Đồn. Vừa chặn đánh địch, ta vừa bí mật, khẩn trương di chuyên các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, các công xưởng, kho tàng từ nơi địch uy hiếp chiếm đóng đến nơi an toàn
Ở huớng Đông, quân ta phục kích chặn đánh địch trên Đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu làt trận đánh phục kích trên đường Bản Sao-đèo Bông Lau ngày 30-10-1947.
Ở hướng Tây, quân ta phục kích chặn đánh nhiều trận trên sông Lô. Cuối tháng 10-1947, 5 tàu chiến địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng 11-1947, 2 tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang đã lọt vào trận địa phục kích của ta (tại Khe Lau, ngã ba sông Lô và sông Gấm).
Chiến sĩ pháo binh trong chiến dịch Việt Bắc 1947 (Ảnh: giaoduc.net)
Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, góp phần kiềm chế quân địch.
Cuộc chiến đấu liên tục 75 ngày đêm đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc. Căn cứ địa Việt Bắc biến thành "mồ chồn giặc Pháp". Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Đẩy mạng kháng chiến toàn dân, toàn diện
Sau thất bại ở Việt Bắc, thực dân Pháp tăng cường thực hiện chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện của ta.
Về phía ta, thực hiện phương châm chiến lược "đánh lâu dài", phá âm mưu mới của địch, Đảng và Chính phủ chủ trương tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng vũ trang nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
Về quân sự, ta chủ trương động viên nhân dân thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
Bác Hồ với các chiến sĩ tại căn cứ Việt Bắc
Về chính trị và ngoại giao, năm 1948, tại Nam Bộ, lần đầu tiên ta tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp xã đến cấp tỉnh. Ở nhiều nơi, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Kháng chiến hành chính các cấp được củng cố và kiện toàn.
Tháng 6-1949, Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định tiến tới thống nhất hai tổ chức từ cơ sở đến trung ương.
Ngày 14-1-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Sau lời tuyên bố đó, chính phủ nhiều nước chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta: đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đến là Liên Xô, rồi lần lượt các nước dân chủ nhân dân khác.
Về kinh tế, ta chủ trương vừa ra sức phá hoại kinh tế địch, vừa đẩy mạnh xây dựng và bảo vệ nền kinht tế dân chủ nhân dân có khả năng tự cung tự cấp.
Về văn hóa giáo dục, tháng 7-1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, thay thế hệ thống giáo dục 12 năm bằng hệ thống giáo dục 9 năm, hướng giáo dục phục vụ kháng chiến và kiến quốc, đặt nền móng cho nền giáo dục dân chủ nhân dân.
Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 9, tr106-107-108-109.