Thiếu nữ ngoan hiền, học giỏi phải bán trinh trả nợ bạc cho mẹ

Câu chuyện về nữ sinh ngoan hiền, học giỏi còn đang ngồi trên ghế nhà trường phải bán trinh tiết của mình để trả món nợ cờ bạc cho mẹ tạo ra những dư luận trái chiều.

Phận người…“ ba chìm, bảy nổi”

Người đàn bà trót sa chân vào những trò cờ bạc, đỏ đen gây ra bao nhiêu hệ lụy đắng cay cũng trải lòng chua chát “đời tôi đã ê chề, nhục nhã lắm rồi”.

Câu chuyện éo le về nữ sinh ngoan hiền, học giỏi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hy sinh trinh tiết của mình để trả món nợ cờ bạc cho mẹ tạo ra những dư luận trái chiều. Câu chuyện này làm chúng ta chợt nhớ đến thân phận nàng Kiều “bán mình chuộc cha”. Có người cảm thấy xót xa cho cô bé, có người lại trách móc, lên án người mẹ trót sa chân vào cờ bạc để rơi vào vòng xoáy nợ nần. Câu chuyện được người dân đồn thổi ầm ĩ, một đồn mười, mười đồn trăm, để rộng đường cho bạn đọc, chúng tôi quyết định tìm hiểu rõ ngọn ngành vụ việc .

Chuyện được bắt đầu khi lực lượng chức năng kiểm tra các nhà nghỉ, khách sạn trên địa bàn huyện Thủy Nguyên đã bắt quả tang nhiều đôi nam nữ có hành vi mua, bán dâm trong đó có nữ sinh Phạm Thị H. (sinh năm 1997, trú tại huyện Kiến Thụy, TP.Hải Phòng, đang là học sinh lớp 12 tại một trường THPT trên địa bàn). Bị bắt ngay trong lần đi khách đầu tiên, sau khi bị xử phạt hành chính, cơ quan chức năng thông báo sự việc với chính quyền địa phương, nữ sinh này gạt nước mắt, ê chề, tủi nhục trở về nhà.

nu sinh, nu sinh ban trinh, nu sinh ban trinh tra no, ban trinh
Giờ đây, sau những biến cố xảy ra bà L. mới thấm thía được nỗi khổ nhục của con gái.

Tin cô nữ sinh ngoan hiền, học giỏi “bán trinh” cho đại gia bị bắt khi đang hành nghề ở trong khách sạn dội về khiến vùng quê rất đỗi yên bình này trở nên xáo trộn. Khắp các đường làng, ngõ xóm, đi đến đâu cũng thấy người dân bàn tán xôn xao. Người hiểu chuyện thì thấy thương cảm và tỏ ra tiếc nuối cho nữ sinh này vì hoàn cảnh mà đành phải “nhắm mắt đưa chân”. Người không biết thì buông lời miệt thị đến cay nghiệt và tỏ thái độ khinh bỉ ra mặt. Họ cho rằng, nữ sinh này vì ăn chơi, đua đòi sinh ra hư hỏng, khi bị bắt thì đổ lỗi cho hoàn cảnh.

Theo người dân nơi đây, gia đình H. trước đây thuộc vào hàng “đại gia” tại địa phương, chỉ vì sa đà vào những cuộc chơi cho xứng tầm đẳng cấp đã khiến chị Phạm Thị L. (còn gọi là L. “voi”) - mẹ của nữ sinh H. bỏ bê công việc làm ăn. “Được ham chơi, thua ham gỡ”, nhưng càng “gỡ” càng thua, tài sản trong nhà dần đội nón ra đi. Không chỉ bán hết gia sản tiền tỷ do chăm chỉ làm ăn có được, chị L. còn tìm đến những đối tượng là dân xã hội đen, bảo kê sòng bạc, chuyên cho vay nặng lãi để vay số tiền lên đến vài tỷ đồng hòng gỡ gạc nhưng càng đánh càng thua, “lãi mẹ đẻ lãi con” khiến chị ngày càng lún sâu vào vòng xoáy nợ nần.

Khi những đối tượng “đầu trâu mặt ngựa” đến tận nhà xiết nợ, chị L. đành ngậm ngùi viết giấy sang tên, đổi chủ căn nhà bốn tầng khang trang cho chúng. Rơi vào cảnh không nhà, ba mẹ con chị phải dắt díu nhau đi thuê một căn nhà dột nát làm nơi tá túc, nhưng vẫn luôn phải trốn chui, trốn lủi vì sợ bị đe dọa đến tính mạng. Hàng ngày phải chứng kiến cảnh tượng đó, nữ sinh H. đã âm thầm “hành động” theo cách của mình, những mong có thể giúp mẹ dần thoát ra khỏi vòng xoáy nợ nần. Không ai ngờ cái cách thiếu nữ mới lớn này lựa chọn lại là con đường lầm lạc, nhơ nhuốc bị người đời khinh bỉ, rẻ rúng.

Phải mất khá nhiều thời gian dò hỏi, chúng tôi mới tìm được nơi ba mẹ con chị L. tá túc. Đó là một ngôi nhà cấp bốn tồi tàn ở xóm trọ dành cho những công nhân lao động ở các khu công nghiệp nằm ở ngoại vi thị trấn. Căn nhà chỉ kê vừa đủ hai chiếc giường, hở trước trống sau, trời mưa phải mang xô chậu ra hứng nước. Sau một hồi kiên trì thuyết phục, chị L. mới đồng ý tiếp chuyện, chị chua chát nói “đời tôi đã ê chề, nhục nhã lắm rồi, chẳng có gì hay ho mà xới xáo lên nữa” nhưng cuối cùng người đàn bà trót sa chân vào những trò cờ bạc, đỏ đen gây ra bao nhiêu hệ lụy đắng cay cũng đồng ý trải lòng.

Chị tỏ ra mệt mỏi, nhưng trên gương mặt không son phấn vẫn phảng phất nét đẹp quyến rũ của một thời xuân sắc. Chúng tôi hỏi, ngày trẻ chắc chị phải đẹp lắm, L. cười chua chát: “Đẹp nhưng số chẳng ra gì, có đến hai đời chồng rồi cuối cùng thế này đây. Cũng may là các con tôi ngoan ngoãn, học giỏi, đứa nào cũng biết thương mẹ nhưng tôi lại là một người mẹ tồi. Chỉ vì tôi mà các con gái tôi giờ đây phải chịu bao cay đắng, ê chề, tủi nhục, bị người đời khinh bỉ, rẻ rúng, tương lai phía trước chẳng biết thế nào…”. Nói đến đây, dường như không thể kìm nén thêm được nữa, người mẹ tội lỗi này bật khóc nức nở, đôi vai gầy cứ run lên từng chặp. Những giọt nước mắt tủi phận không ngừng tuôn rơi. Chờ cho cơn xúc động qua đi, chị L. lặng lẽ đưa tay lên lau nước mắt, chậm rãi kể chuyện đời mình.

“…. các con là tài sản quý nhất của tôi”

Nhắc đến con, giọng chị L. chùng hẳn xuống nhưng cũng giống như bao bà mẹ khác, chị L. chẳng giấu nổi niềm tự hào khi “khoe” con: “Đời tôi giờ đây chẳng còn gì ngoài hai đứa con xinh xắn, ngoan ngoãn, biết thương mẹ. Hai chị em không được sinh ra bởi cùng một người cha nhưng chúng thương yêu nhau lắm. Chúng chính là báu vật trời cho….”. Nói đến đây, giọng chị L. như nghẹn lại: “Đã không làm tròn bổn phận của một người mẹ, chưa làm được gì tử tế cho các con thì chính sự lầm đường lạc lối của tôi đã làm hại chính con mình…”.

Chị được sinh ra trong một gia đình đông con, lại là con gái đầu, nhà quá nghèo, cơm không đủ ăn, nói gì đến ăn chơi chưng diện. Khi vừa học xong phổ thông, chị L. đã phải nghỉ học để đi làm thuê kiếm tiền tự nuôi sống bản thân và đỡ đần bố mẹ nuôi các em. Chị tâm sự: “Ngày bé, hoàn cảnh gia đình luôn khiến tôi tự ti, mặc cảm trước bạn bè. Bố mẹ là lao động tự do, ai thuê gì làm nấy. Kinh tế nhà tôi ngày ấy khó khăn lắm, bố mẹ mải lo toan với cơm áo gạo tiền nên chẳng còn đầu óc nào mà quan tâm đến các con. Năm chị em tôi cứ như cây cỏ hoang cứ thế mà lớn lên, nhưng đứa nào cũng ngoan ngoãn, biết vâng lời bố mẹ. Giờ nghĩ lại mới thấy đó là những tháng ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời…”. Dứt câu, chị L. bất giác nhìn về phía xa xăm. Đôi mắt hằn in vết dấu thời gian lại ngân ngấn lệ…

Lấy người chồng đầu tiên khi vừa tròn hai mươi tuổi, 5 năm sau chị L. sinh con gái đầu lòng, chính là cô bé H.. Mới đầu, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ tuy khó khăn, vất vả nhưng căn nhà nhỏ bé luôn tràn ngập tiếng cười. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, sau khi đứa con ra đời kéo theo đó là gánh nặng “cơm áo gạo tiền”, người chồng thường hay mượn rượu giải sầu nên cuộc sống hôn nhân bắt đầu có những rạn nứt, cuối cùng “đường ai nấy đi”. Năm ấy H. vừa lên bốn tuổi. Một mình làm lụng chèo chống nuôi con. Đến một ngày, khi được một người quen rủ lên thành phố, chị đã quyết định rời khỏi làng quê bình yên ôm theo đứa con bé bỏng bắt đầu cuộc mưu sinh mới. Với bản tính nhanh nhẹn lại không nề hà bất cứ công việc gì, miễn là kiếm ra tiền, dần dà chị L. cũng tích cóp được chút vốn lận lưng và tạo dựng được những mối quan hệ cần thiết. Sau đó, chị L. vay mượn thêm bạn bè, người thân chuyển sang kinh doanh hàng điện tử và phất lên trông thấy.

Chị kể tiếp, "trong thời gian này, tôi quen và sống như vợ chồng mà không hôn thú với một người đàn ông khác và sinh thêm cô con gái thứ hai. Có của ăn của để, tôi bắt đầu nghĩ đến việc hưởng thụ. Đầu tiên chỉ là những cuộc vui chơi, giải trí đơn thuần, tiếp đó chỉ vì nghe theo những lời rủ rê của bạn bè, chị bắt đầu dấn thân vào những cuộc chơi cho xứng tầm đẳng cấp nữ đại gia rồi dần dà sa chân vào thói đam mê cờ bạc, xóc đĩa trên mạng… lúc nào không hay. Rơi vào vòng xoáy cờ bạc, thua nhiều hơn thắng trong khi công việc kinh doanh bê trễ, tài sản lần lượt đội nón ra đi, nợ nần chồng chất để rồi rơi vào bi kịch như ngày hôm nay. Khi phát hiện tôi đam mê cờ bạc, bỏ bê công việc, khuyên bảo mãi không được, chồng tôi chán nản rồi một ngày dứt áo ra đi. Trong lúc khó khăn cùng quẫn, rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng không lối thoát thì lại nghe tin con gái tôi vì muốn kiếm tiền giúp tôi trang trải nợ nần đã dấn thân vào con đường nhơ nhuốc khiến tôi như chết đứng…”.

Xem thêm clip: Rùng mình cảnh thực nghiệm hiện trường vụ giết trước, hiếp sau

Rùng mình cảnh thực nghiệm giết trước, hiếp sau (Nguồn: ANTV)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại