Ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu bồi thường hơn 1 tỷ đồng

Về vụ án oan 10 năm, ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu TAND tối cao bồi thường hơn 1 tỷ đồng.

Trong lá đơn viết vài ngày trước và cho biết đã gửi đi, ông Nguyễn Thanh Chấn trình bày, trước khi bị bắt trong vụ án giết người ở thôn Me, ông là lao động chính trong gia đình với công việc "vận chuyển bằng xe ngựa, nấu rượu, xát gạo, nuôi lợn, bán quán... Tổng thu nhập một ngày là 280.000 đồng, riêng tiền chở thuê bằng xe ngựa là 200.000 đồng".

Tính từ khi bị bắt do tình nghi giết người (20/9/2003) đến khi được thả tự do (4/11/2013), ông Chấn bị giam gần 3.700 ngày. Do vậy theo ông, tổng thu nhập bị mất trong hơn 10 năm ngồi tù oan ước tính hơn một tỷ đồng.

Trong hơn 10 khoản yêu cầu bồi thường khác được liệt kê, ông Chấn cho biết có việc vợ ông trong lúc đi kêu oan cho chồng đã đổ bệnh, chi phí chữa trị hết chừng 60 triệu đồng; tiền nợ ngân hàng và người thân khoảng 500 triệu đồng...

Ông Nguyễn Thanh Chấn mong cơ quan pháp luật sớm làm rõ những cán bộ bức cung và được bồi thường do hơn 10 năm bị bắt oan.

Ông Nguyễn Thanh Chấn mong cơ quan pháp luật sớm làm rõ những cán bộ bức cung và được bồi thường do hơn 10 năm bị bắt oan.

Theo ông Chấn, khi ông bị bắt, công an đã "thu giữ oan sai" của gia đình một xe đạp đi lấy nước, một đôi thùng đi lấy nước, đôi giá đèo hàng ở xe, bộ quần áo cộc, đôi xà sứ điện. Trong đơn ông yêu cầu "phải trả ngay, trả đúng, trả đủ trước ngày 5/3".

Ông chia sẻ muốn được bồi thường đầy đủ mọi tổn thất ở mức cao nhất, dù đến nay gia đình chưa nhận được phản hồi nào của nhà chức trách về việc bồi thường.

Được biết, trước đó vợ chồng ông Chấn đã ký hợp đồng thuê thêm một luật sư là cộng sự của luật sư Vũ Thị Nga (Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) để việc đòi bồi thường tổn thất được xúc tiến nhanh hơn.

Ngày 18/2/2014, ông Nguyễn Thanh Chấn, người ngồi tù oan suốt 10 năm, cùng vợ là bà Nguyễn Thị Chiến đã gặp luật sư để trao đổi kế hoạch đòi bồi thường.

Người trợ giúp pháp lý miễn phí cho ông Chấn là luật sư Vũ Thị Nga (Phó giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) đề nghị bà Chiến liệt kê những nơi đã đến kêu oan; hướng dẫn cách thức tập hợp chứng từ, tài liệu về hành trình kêu oan và chứng minh những tổn thất gia đình phải gánh chịu.

Vợ chồng ông Chấn trong một lần ra từ Bắc Giang ra Hà Nội gặp luật sư Vũ Thị Nga. Ảnh: Việt Dũng

Vợ chồng ông Chấn trong một lần ra từ Bắc Giang ra Hà Nội gặp luật sư Vũ Thị Nga. Ảnh: Việt Dũng

Do khối lượng công việc nhiều, vợ chồng ông Chấn đã ký hợp đồng thuê thêm một luật sư là cộng sự của bà Nga.

Ông Chấn cho hay gần một tháng từ khi được minh oan không giết người, ông muốn xúc tiến nhanh việc đòi bồi thường. Tuy nhiên, mức cụ thể thì chưa quyết.

Bà Chiến chia sẻ, trong 10 năm kêu oan cho chồng đã phải vay mượn rất nhiều. Hiện một số giấy tờ chứng minh chi phí đã thất lạc. Ngoài mong muốn được bồi thường thỏa đáng theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bà Chiến còn đề nghị bồi thường tổn thất do lo nghĩ mà bà phát bệnh về thần kinh. "Tôi không làm ăn được trong khi phải điều trị trong thời gian dài, tiền thuốc tốn kém”, bà Chiến nói.

Bà Nga cho biết, theo quy định, một ngày bị giam oan, ông Chấn được bồi thường bằng 3 ngày lương tối thiểu (tương đương 115.000 đồng). Bên cạnh đó, ông Chấn cũng có quyền đòi bồi thường về tinh thần, sức khỏe. Nếu không đạt được thỏa thuận bồi thường với tòa án, ông Chấn có quyền khởi kiện.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Ông lớn ngỏ ý hỗ trợ dự án đường sắt Bắc - Nam 70 tỷ USD: Sở hữu kỳ quan kỹ thuật, từng vượt mặt Nhật Bản

Ông lớn ngỏ ý hỗ trợ dự án đường sắt Bắc - Nam 70 tỷ USD: Sở hữu kỳ quan kỹ thuật, từng vượt mặt Nhật Bản

20/01/2025 07:01

Mục tiêu hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao của Việt Nam vào năm 2035 là rất lớn, nhưng không thể không thực hiện được.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại