Pháp ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Syria?

Công Thuận |

Hãng tin AFP dẫn một nguồn tư pháp ngày 15/11 cho biết, Pháp đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad liên quan đến cuộc nội chiến nổ ra ở quốc gia Trung Đông này vào năm 2013.

Pháp ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Syria? - Ảnh 1.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Reuters

Cụ thể, nguồn tin tư pháp nói với AFP rằng ông Assad bị nghi ngờ "đồng lõa với tội ác chiến tranh" trong các vụ tấn công mà phe đối lập đổ lỗi cho chính quyền Syria, khiến hơn 1.400 người thiệt mạng gần Damascus vào tháng 8/2013.

Lệnh truy nã quốc tế của Pháp cũng được ban hành đối với việc bắt giữ Maher, anh trai của ông Assad, người đứng đầu trên thực tế của một đơn vị quân đội tinh nhuệ của Syria và hai tướng lĩnh lực lượng vũ trang nước này.

Một đơn vị của tòa án Paris liên quan đến tội ác chiến tranh kể từ năm 2021 đã điều tra các vụ tấn công hóa học mà phương Tây cáo buộc ở Syria. Pháp tuyên bố họ có quyền tài phán trên toàn thế giới đối với cáo buộc tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

Cuộc điều tra diễn ra sau khi có khiếu nại pháp lý được đệ trình bởi tổ chức phi chính phủ Trung tâm Truyền thông và Tự do Ngôn luận Syria (SCM), hiệp hội luật sư Sáng kiến ​​Công lý Xã hội Mở (OSJI) và Cơ quan Lưu trữ Syria, một cơ quan được cho là ghi lại các "vi phạm nhân quyền" ở Syria .

Chủ tịch SCM Mazen Darwish nói về lệnh bắt giữ của Pháp đối với nhà lãnh đạo Syria: “Đó là một bước phát triển lớn”.

Các nhà hoạt động vào năm 2013 đã đăng các video lên YouTube cho biết có thể thấy tác động của vụ tấn công, bao gồm cảnh quay hàng chục người chết, trong đó có nhiều trẻ em. Một báo cáo của Liên hợp quốc sau đó cho biết có bằng chứng rõ ràng về việc sử dụng khí sarin.

Syria đã đồng ý vào năm 2013 tham gia cơ quan giám sát toàn cầu của Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) và từ bỏ tất cả vũ khí hóa học.

Nhưng OPCW kể từ đó đã đổ lỗi cho Damascus về một loạt vụ tấn công hóa học trong cuộc nội chiến.

Chính phủ Syria đã bác bỏ các cáo buộc, điều này cũng làm dấy lên những khiếu nại pháp lý ở Đức và các nước châu Âu khác.

Nội chiến ở Syria nổ ra vào năm 2011 sau các cuộc biểu tình biến thành bạo động chết người và tiếp đó thu hút các thế lực nước ngoài và các chiến binh thánh chiến toàn cầu tham gia.

Cuộc nội chiến đã khiến hơn nửa triệu người thiệt mạng và khiến một nửa dân số Syria trước xung đột phải phải di dời.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại