Phận đời hẩm hiu của các thái giám sau khi xuất cung: Cả đời tận tụy hầu hạ chủ nhân, lúc nghỉ hưu chật vật tìm chốn dung thân

NGUYÊN DŨNG TT |

Cùng là nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc trong cung, nhưng cung nữ có thể rời cung trước 25 tuổi, còn thái giám phải bán mạng làm việc đến khi già yếu, không còn sức lao động rồi bị đuổi khỏi cung. Đây chính là số phận của những thái giám dưới triều đại nhà Thanh (Trung Quốc) năm xưa.

Thời phong kiến ở Trung Quốc, việc trở thành thái giám được coi là điều xấu hổ, có lỗi với tổ tiên, và gia đình thường không muốn chấp nhận họ. Bởi vậy khi qua đời, họ cũng không được chôn cất trong phần mộ của tổ tiên.

Đối với những thái giám có tên tuổi như Lý Liên Anh (thái giám triều đại nhà Thanh thế kỷ XIX, là người thân cận và tâm phúc của Từ Hi Thái hậu) sẽ không phải đau đầu vì việc dưỡng già. Bởi họ có nhiều cơ hội kiếm được tiền, xây vương phủ tráng lệ như 1 cung điện cho riêng mình ở Bắc Kinh, sống 1 cuộc sống xa hoa, ăn chơi sa đọa.

Phận đời hẩm hiu của các thái giám sau khi xuất cung: Cả đời tận tụy hầu hạ chủ nhân, lúc nghỉ hưu chật vật tìm chốn dung thân - Ảnh 1.

Chân dung Lý Liên Anh - tâm phúc của Từ Hi Thái hậu và cũng được biết tới là 1 trong những thái giám quyền lực, giàu có nhất Thanh triều

Nhưng những nhân vật như vậy không có nhiều, phần lớn thái giám sẽ gặp khó khăn trong việc dưỡng lão khi về già. Sau khi "nghỉ hưu" thường thì họ sẽ chọn ở chùa, bởi chỉ có ở nơi đó họ mới được chấp nhận.

Các thái giám sau khi rời cung cũng thành lập 1 tổ chức tương trợ, gọi là "Hiệp hội dưỡng lão", có thể coi là 1 nhóm dành cho các thái giám cao tuổi. Họ thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhà chùa bằng cách quyên góp tiền bạc, để có cơ hội có chốn dung thân sau khi nghỉ hưu.

Ngoài ra, Hiệp hội dưỡng lão còn đầu tư mua đất, xây dựng đình chùa làm nơi trú ngụ cho các thái giám, gọi là "miếu thái giám". Theo thống kê, vào cuối triều đại nhà Thanh, có 26 ngôi miếu thái giám trong và ngoài thành phố Bắc Kinh.

Phận đời hẩm hiu của các thái giám sau khi xuất cung: Cả đời tận tụy hầu hạ chủ nhân, lúc nghỉ hưu chật vật tìm chốn dung thân - Ảnh 2.

Tiểu thái giám ở Di Hòa Viên

Các hoạn quan thời nhà Thanh khi còn trẻ đã phải chuẩn bị cho việc dưỡng lão. Đầu tiên, họ cần tích lũy tài sản, sau đó đi quyên góp cho Hiệp hội dưỡng lão thì mới có đủ tư cách tham gia hiệp hội này, và khi về già có thể yên tâm rời khỏi chốn cung đình.

Chẳng hạn như Thôi Ngọc Quý, đại thái giám thân cận của Từ Hi Thái hậu đã hiến 680 mẫu đất. Sau khi nghỉ hưu vào năm 1908, ông sống trong đền và mất tại đó.

Ngoài ra, những thái giám nghèo không tiết kiệm được tiền bạc thì chỉ có thể sống lang thang, ăn xin sống tạm bợ qua ngày cho đến khi chết vì đói.

Phận đời hẩm hiu của các thái giám sau khi xuất cung: Cả đời tận tụy hầu hạ chủ nhân, lúc nghỉ hưu chật vật tìm chốn dung thân - Ảnh 3.

Thái giám Lý Liên Anh (hàng đầu bên phải ảnh) và thái giám Thôi Ngọc Quý (hàng đầu bên trái ảnh) cùng Từ Hi Thái hậu và các tiểu thái giám trong cung

Bên cạnh đó, thái giám nên đến chùa khi còn trẻ để bái kiến các nhà sư, đạo sĩ làm thầy, quyên góp tiền tu sửa chùa, để sau khi rời cung có thể chuyển về đó. Tiêu biểu nhất trong việc trên là thái giám Lưu Đa Sinh (thái giám thân cận của Hàm Phong Đế).

Thái giám Lưu Đa Sinh về sau quyên góp để sửa chữa và xây dựng 20 ngôi đền cho thái giám, đồng thời còn mua hơn 2.600 mẫu đất.

Thời phong kiến, thái giám là những người tuy phục vụ trong cung mấy chục năm nhưng về già lại không được coi trọng. Do đó, thời trẻ họ phải tích lũy tài sản, mua nhà tậu đất, thăm nom sư thầy để có chốn nương thân khi nghỉ hưu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại