Ông Trump muốn mời Putin đến Mỹ dự Thượng đỉnh G-7, Kremlin 'từ chối khéo'

Văn Đức |

Bất cứ chuyến đi nào cũng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng - thư ký báo chí của Tổng thống Nga cho biết.

Trả lời câu hỏi về khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đến Mỹ dự Hội nghị thượng đỉnh G-7, dự kiến diễn ra vào năm 2020, theo lời mời của nhà lãnh đạo Donald Trump, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định hiện chưa có bất kỳ sự thảo luận chính thức nào về chuyến đi tới Mỹ của ông Putin.

Trong mọi tình huống, bất cứ chuyến đi nào cũng cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Chuyến thăm chỉ đơn thuần là chuyến thăm, liên lạc chỉ là liên lạc, hội nghị thượng đỉnh chỉ là hội nghị thượng đỉnh – đó không phải là thói quen thường thấy ở ngài Putin” - thư ký báo chí của Tổng thống Nga trả lời phỏng vấn của Kênh 1.

Người phát ngôn của Kremlin một lần nữa nhấn mạnh, trở lại G-7 không phải là mục tiêu bắt buộc đối với Nga. “Việc thảo luận các vấn đề lớn của nền kinh tế và chính trị toàn cầu chỉ trong định dạng được tạo ra bởi một số quốc gia tự coi đó là hiệp hội quốc tế giờ đây là không khả thi. Ở đó không có đại diện của các quốc gia lớn khác. Và từ quan điểm này, định dạng G-20, chẳng hạn, có vẻ như thích hợp hơn” - ông Peskov nói.

Ông Trump muốn mời Putin đến Mỹ dự Thượng đỉnh G-7, Kremlin từ chối khéo - Ảnh 1.

Ông Trump muốn mời Putin đến Mỹ dự Hội nghị G7, Điện Kremlin 'từ chối khéo'. (Ảnh: Reuters)

Hôm 25/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng việc mời ông Putin dự Hội nghị thượng đỉnh G-7 vào năm tới với tư cách là khách mời là “hoàn toàn có thể”. Nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất tổ chức cuộc họp này tại khu nghỉ dưỡng - sân golf Trump Doral ở Miami. Tuy nhiên, lời đề nghị chính thức hiện tại vẫn chưa được gửi tới Tổng thống Nga Putin.

Vấn đề sự quay trở lại định dạng G-8 với sự tham gia của Nga đã được các nhà lãnh đạo các nước G-7 đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh ở Biarritz, Pháp - giới truyền thông cho biết. Tuy nhiên, mọi chi tiết về cuộc thảo luận này lại không được tiết lộ.

Tổng thống Pháp Emmanuep Macron sau đó cho biết lãnh đạo các nước G7 đã không đạt được sự đồng thuận về vấn đề này. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh rằng sẽ là không phù hợp nếu mời Nga đến dự hội nghị G-7 trước khi vấn đề khủng hoảng Ukraine được giải quyết. Sự quay trở lại “câu lạc bộ quốc tế” của Nga chẳng khác gì dấu hiệu chứng tỏ sự yếu kém của G-7 - ông Macron bày tỏ lo ngại.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng bày tỏ quan điểm tương tự. Bà nhấn mạnh rằng việc trở lại với định dạng G-8 chỉ nên được xem xét sau khi đạt được những tiến bộ trong việc thực hiện các thỏa thuận Minsk.

Định dạng G-8 xuất hiện từ năm 1998. Đến năm 2014, sau khi Crưm được sáp nhập vào Nga, những thành viên còn lại của nhóm này đã tuyên bố chuyển sang định dạng G-7. G-7 hiện nay bao gồm Vương quốc Anh, Đức, Ý, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại