Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người nghèo thường 'hào phóng' trên 4 phương diện này, không thay đổi sớm thì còn mãi kém cỏi

Thiên An |

Điều đáng sợ nhất trên thế giới là có những người giỏi hơn bạn mà lại làm việc chăm chỉ hơn bạn. Điều này thật sự đáng để suy ngẫm.

Inamori Kazuo là nhà kinh doanh đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera, Nhật Bản. Ông là cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines và đã cứu hãng hàng không này khi đang đứng trên bờ vực phá sản.

Inamori Kazuo tài giỏi như thế nào? Năm 27 tuổi ông bắt đầu lập ra công ty Kyocena, chỉ trong vòng 10 năm, đã biến Kyocena từ một phân xưởng nhỏ vượt lên đứng top 500 trên thế giới.

Năm 50 tuổi, ông bắt tay vào lĩnh vực công nghệ mà trước nay ông chưa từng làm, bắt đầu lập nên tập đoàn viễn thông thứ hai, đồng thời cũng đưa tập đoàn vượt lên top 500 thế giới.

Inamori Kazuo cảm thấy cuộc sống bản thân đã đủ viên mãn bèn bỏ lại mọi thứ đi làm một hòa thượng, mỗi ngày tụng kinh gõ mõ sống bình yên qua ngày. Sau đó ông lại được Chính phủ mời xuống núi, cứu vãn tình hình hãng hàng không Nhật Bản đang trên bờ vực phá sản.

Sau 424 ngày Inamori Kazuo hỗ trợ cho hãng hàng không Nhật Bản, kỳ tích cũng đã xuất hiện, hãng hàng không Nhật Bản từ thua lỗ hơn 180 tỷ lật ngược tình thế, kiếm được 188.4 tỷ, giành lại vị trí top 500 thế giới.

Kỳ tài trong giới kinh doanh như thế, trên thế giới chẳng có mấy người, vậy có phải ông chính là người có tài năng bẩm sinh, có môi trường phát triển rất tốt không?

Hoàn toàn không phải. Inamori Kazuo không phải là phú nhị đại. Hơn nữa, xuất thân của ông có thể coi là kém hơn đa số chúng ta. Lúc nhỏ, nhà ông có bảy anh chị em, cơ bản là cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, học hành cũng chẳng ra sao. Sau khi đi làm thì cuộc sống cũng bình thường, bị mọi người xung quanh xem thường.

Để có được thành tựu như ngày hôm nay, hoàn toàn do chính ông tự tìm tòi học hỏi mà có được.

Sau khi trải qua cả cuộc sống nghèo khổ lẫn cuộc sống giàu sang, Inamori Kazuo cũng có sự hiểu biết nhất định đối với người nghèo và người giàu, ông đã tổng kết ra việc người nghèo rất lãng phí trên bốn phương diện này:

1. Thời gian

Tục ngữ nói, thời gian là vàng là bạc. Nhưng đối với người nghèo, thời gian lại trở thành thứ vô dụng nhất, họ thường cảm thấy cuộc sống nhạt nhẽo, luôn muốn tìm đến những thú vui để giết thời gian.

Chẳng hạn như từ sáng đến tối cùng bạn bè ăn uống chơi bời, cày phim, đánh bài... về cơ bản đều là những chuyện vô nghĩa, nhưng họ lại cho rằng mình đang hưởng thụ cuộc sống, đang tận hưởng hôm nay, mặc kệ ngày mai. Xem có vẻ như đang giải tỏa, thật ra lại vô cùng lãng phí.

Nếu như có thể dành khoảng thời gian đó để đọc sách, hoặc là học một kỹ năng mới, họ chắc chắn có thể nâng cao sức cạnh tranh, đặt nền móng cho sự phát triển sau này của mình. Nhưng "tư duy của người nghèo" vốn như thế, càng trẻ tuổi lại cảm thấy thời gian của bản thân càng dư dả.

Nhưng tư duy của người giàu lại hoàn toàn trái ngược, người giàu nhất Châu Á Lý Gia Thành là người vô cùng quý trọng thời gian. Lý Gia Thành hằng ngày thức dậy lúc 6 giờ sáng, dành ra một tiếng rưỡi để tập thể dục sau đó mới bắt tay vào công việc. Buổi trưa ông không ngủ, buồn ngủ thì uống chút cà phê để tiếp tục làm việc, tối đến nhất quyết phải đọc vài trang sách mới đi ngủ.

Bây giờ ông đã 92 tuổi, nhưng vẫn duy trì quy tắc sống như vậy, hàng ngày đều bận rộn với công việc.

Điều đáng sợ nhất trên thế giới là những người giỏi hơn bạn lại làm việc chăm chỉ hơn bạn. Sự thật này rất đáng để chúng ta phải suy ngẫm.

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người nghèo thường hào phóng trên 4 phương diện này, không thay đổi sớm thì còn mãi kém cỏi - Ảnh 3.

2. Tư tưởng

Nhiều người nghèo có suy nghĩ rất phóng khoáng, thích nói chuyện viễn vông. Họ thường nói về những điều vượt quá khả năng của mình, như thể họ quan tâm đến mọi thứ, nhưng họ thường không hoàn thành được chúng kể cả việc của chính bản thân mình.

Trong quyển “Ngồi Tạm” mới phát hành của nhà văn Giả Bình Ao (một nhà văn đặc sắc đương đại của Trung Quốc, từ 2016 là phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc) có viết thế này:

“Thành phố có nền kinh tế kém phát triển quán cơm lại nhiều, những người đàn ông sống gian khổ lại quan tâm chính trị. Quầy bánh đúc lại thường có người tranh cãi đến đỏ mặt tía tai về nghị quyết của Liên hợp quốc.”

3. Tiền bạc

Ông trùm kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo: Người nghèo thường hào phóng trên 4 phương diện này, không thay đổi sớm thì còn mãi kém cỏi - Ảnh 4.

Có một hiện tượng rất lạ, ai càng nghèo càng coi trọng thể diện, vì sĩ diện mà chạy theo những thứ vượt khả năng tài chính hạn hẹp của mình. Dù không có nhiều tiền, nhưng họ thường có tư tưởng mua gì cũng phải mua loại đắt nhất, bày tiệc cũng phải bày linh đình hơn người khác.

Những người bất tài lại là người quan tâm đến thể diện nhất, giấu đi cảm xúc thật của bản thân để có được sự hài lòng của người mạnh hơn mình. Họ thích mua những sản phẩm thời thượng để bắt kịp trào lưu, tìm cho mình cảm giác "hơn người" nhưng kỳ thực lại tự đẩy bản thân và hoàn cảnh thê thảm hơn.

Những người thực sự có thực lực không bao giờ quan tâm đến sĩ diện. Họ có thể nói chuyện thẳng thắn, chỉ rõ đúng sai và dám làm theo ý mình mặc dư luận chỉ trích.

4. Thỏa hiệp

Đa số chúng ta đều rất ghét loại người “gió chiều nào theo chiều đó”, nhưng trong cuộc sống thực tế, người càng nghèo lại càng dễ đánh mất bản thân giữa việc thỏa hiệp và do dự, đồng thời cũng thường hay chần chừ không dứt khoát.

Khi học làm việc nào đó lại không thể kiên trì đến cùng, gặp phải khó khăn liền chùn chân, thậm chí còn nghi ngờ sự lựa chọn ban đầu của chính mình là đúng hay sai, dùng việc đó làm cái cớ tìm đường lui cho mình.

Năm đó khi Inamori Kazuo sáng lập nên Kyocena, ai ai cũng xem thường ông, chỉ có chính ông vẫn luôn kiên trì với niềm tin của mình, không chọn thỏa hiệp hay từ bỏ, từng bước đạp lên mọi áp lực và dư luận để tiến lên phía trước, sau cùng ông mới có được thành tựu như ngày hôm nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại