Người phát ngôn Dmitry Peskov.
Người phát ngôn Dmitry Peskov cho biết những người đưa ra và thực hiện quyết định này có thể bị xét xử.
Ông Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng việc tịch thu tài sản của Nga sẽ làm suy yếu nền tảng của hệ thống kinh tế toàn cầu và phương Tây hiểu điều này.
Trước đó, ngày 3/2, tờ Financial Times dẫn nguồn tin cho biết Nhóm G7 có ý hỗ trợ tài chính cho Ukraine từ lợi nhuận thu được từ tài sản bị phong tỏa của Liên bang Nga.
Bình luận về việc chuyển thu nhập từ tài sản của Nga sang Ukraine, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh các thế hệ người Ukraine tiếp theo sẽ phải trả lại 33 tỷ euro vốn được cung cấp cho Kiev dưới dạng các khoản vay.
Trước đó, ngày 1/2, hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC) về việc sử dụng số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Nga để tài trợ cho Ukraine.
Đồng thời, ngày 31/1, EC xác nhận kế hoạch chuyển cho Ukraine số tiền thu được từ tài sản bị phong tỏa của Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga.
EC nói với hãng tin Izvestia rằng cần phải "đảm bảo thu nhập phát sinh từ việc quản lý tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga sẽ được phân bổ và bảo vệ trong giai đoạn này."
Các nước phương Tây đã thắt chặt áp lực trừng phạt đối với Nga liên quan đến hoạt động đặc biệt của Nga nhằm bảo vệ Donbass.
Quyết định bắt đầu hoạt động quân sự đặc biệt trên được Tổng thống Putin công bố ngày 24/2/2022, sau khi tình hình trong khu vực trở nên trầm trọng hơn, được cho là do quân đội Ukraine pháo kích.
Ngay sau đó, Liên minh châu Âu đã thông qua quyết định phong tỏa tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga.
Theo IZ