Được làm cha, làm bố cũng là một điều thiêng liêng trong cuộc đời người đàn ông. Tuy nhiên, có khi bì bận rộn, có khi vì vô tâm mà các anh lâu lâu lại "quên" mất điều thiêng liêng ấy.
Thế nên chị em mỗi ngày lại than thở về cảnh làm vợ, làm mẹ "ba đầu sáu tay".
Chẳng thế, mà mỗi khi có một ông bố nào đứng ra đỡ đần vợ mới đẻ bằng cách chăm bẵm những đứa con thì dân mạng, nhất là chị em lại xuýt xoa nháo nhào, trầm trồ ao ước.
Bức ảnh ông bố ẵm con phơi nắng gây bão mạng (Ảnh: Facebook)
Như mới đây, dân mạng được một phen "nổi sóng" bởi hình ảnh ông bố ngày nào cũng ẵm con đi phơi nắng, thậm chí là giúp vợ lo hết cho đứa bé con mới sinh của gia đình.
Câu chuyện được kể lại từ một người hàng xóm, ngày nào cũng bắt gặp hình ảnh đáng yêu của ông bố nọ và đứa con nên quyết định chia sẻ nó cho mọi người:
"Anh hàng xóm nhà em đấy mọi người ạ.
Vợ mới sinh được 1 tháng mà sáng nào ảnh cũng ẵm con đi phơi nắng, nâng niu con bé lắm, mà anh ấy chăm vợ kỹ cực kỳ, giặt giũ, nấu nướng, tắm cho con... anh làm tất. Anh chị hoàn cảnh cũng khó khăn mà sống với nhau tình cảm hạnh phúc lắm.
Thế mới nói phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng"
Bài viết thu hút rất nhiều người quan tâm (Ảnh: facebook)
"Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng", câu này đúng quá đó chứ.
Người ta còn nói phụ nữ lấy chồng như chơi một canh bạc, một ván cược với cuộc đời để xem anh chồng như thế nào để mà cuộc đời làm mẹ, làm vợ của phụ nữ sướng khổ ra sao.
Ai cũng ao ước một tấm chồng như ông bố trên, một người đàn ông không thèm nghe lời các anh bạn trên bàn nhậu về "mấy chuyện bếp núc con cái là chuyện của đàn bà".
Và anh ta, cái ông bố phía trên đó, cũng sẵn sàng xắn tay áo lên giúp đỡ vợ mình trong những ngày hậu sinh đớn đau cực nhọc, bế bồng nâng niu đứa con đi phơi nắng trong khi đầu chỉ kịp đội cái nón mới với vội của vợ mình lúc ban sáng.
Những bình luận khen người ông bố tuyệt vời (Ảnh: Facebook)
Anh ta hay những người đàn ông như anh ta, đáng nhận được những lời tán thưởng từ nữ giới vì với phụ nữ, nghèo ư? khó khăn ư? xấu đẹp ư? dẹp qua một bên hết!
Đầu tiên cái chị em cần là những người đàn ông phải biết yêu vợ thương con, đó là điều kiện sống còn để có một gia đình hạnh phúc.
"Thế này còn hơn khối ông chồng đi đi về về xong vứt cho xấp tiền, rồi nhậu say bét nhè ngoài đường có biết gì tới vợ con"
"Đàn ông như thế này mới là đàn ông, đôi khi phụ nữ chúng tôi không cần các anh phải quá "vĩ đại" để mà ngại những công việc bé con thiết thực như thế này.
Đàn ông ơi, thời đại này hãy cùng nhau mà sống, cùng nhau mà làm việc nhà chăm con cho phụ nữ chúng tôi đỡ cực khổ. Thế hệ bà hay mẹ của chúng ta đã chịu đựng quá đủ cái gọi là "đức hy sinh" của đàn bà rồi"
Thật vậy, đàn ông mà chịu vì vợ, vì con mà xóa bỏ cái "sĩ diện ảo" của đàn ông, mà tài tình tâm lý với vợ, hết mình chăm sóc con, hỗ trợ vợ làm việc nhà và chăm lo chuyện bếp núc thì lúc nào cũng được chị em xuýt xoa yêu mến ngưỡng mộ.
Đó chẳng phải là minh chứng rõ ràng nhất để biết phụ nữ cần gì mà muốn gì sao?
Ông bố ngồi xuống rửa chân cho con gây sốt một thời, bạn còn nhớ?
Ông bố phụ hồ tại Lạng Sơn điệu con trên lưng cũng từng khiến toàn thể cộng đồng mạng xuýt xoa ngưỡng mộ
Người cha tỉ mẫn cắt tóc cho con gái cưng cũng gây sốt
Nhưng cũng có một bộ phận đa số nữ giới cho rằng, đàn ông trong hoàn cảnh khó khăn cơ hàn sẽ yêu thương vợ hơn là những gã đàn ông giàu có về tài sản nhưng nghèo nàn về tình cảm, dùng tiền để giải quyết mọi vấn đề.
Tuy thế, nói đi cũng phải nói lại, gia đình nghèo thì cũng lắm lúc xảy ra mâu thuẫn, những mâu thuẫn xoay quanh hai chữ "đồng tiền".
Như 1 chị đã đưa ra nhận định rất "triết lý": "Đa phần đàn ông có hoàn cảnh ko khá giả họ chăm lo cho vợ nhiều vì nghĩ cái tình cái nghĩa.
Đàn ông giàu có thì họ lo kiểu chi tiền cho vợ thích mua gì thì mua theo sở thích nên dần khiến vợ cho là vô tâm.
Cái gì cũng có hai mặt với gia đình không khá giả lâm vào túng quẫn thì hay mâu thuẫn mà lí do thường liên quan tới tiền".
Dẫu biết cuộc đời không gì trọn vẹn, nhưng nếu phải chọn, chị em sẽ nắm lấy tay người chồng không khá giả về kinh tế nhưng chăm lo cho gia đình, hay người chồng giàu mà vô tâm đi sớm về khuya?