"Ở thủ đô vẫn lỗ 34.000 tỷ, loại phương tiện này đang có vấn đề gì?" - Người Trung Quốc hoang mang

Hoài Giang |

Bài viết được Sohu (Trung Quốc) đăng tải ít ngày trước.

Ở thủ đô vẫn lỗ 34.000 tỷ, loại phương tiện này đang có vấn đề gì? - Người Trung Quốc hoang mang - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Tàu điện ngầm trên toàn Trung Quốc đang thua lỗ?

Việc xây dựng tàu điện ngầm đô thị ở Trung Quốc đang diễn ra rầm rộ và dường như đã trở thành xu hướng. Tuy nhiên cùng với nó thì vấn đề phát sinh trong hoạt động của loại hình giao thông công cộng này càng trở nên nổi cộm.

Theo thống kê, hầu hết hệ thống tàu điện ngầm đều đang hoạt động thua lỗ.

Trong số đó thì chỉ tính riêng trong năm 2022, tàu điện ngầm ở thủ đô Bắc Kinh đã lỗ tới hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 34.000 tỷ đồng). Vậy số tiền này đi đâu?

Ở thủ đô vẫn lỗ 34.000 tỷ, loại phương tiện này đang có vấn đề gì? - Người Trung Quốc hoang mang - Ảnh 2.

Hình minh họa.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng nói đến việc xây dựng và vận hành hệ thống tàu điện ngầm là nói đến một dự án quy mô và điều này đồng nghĩa với việc tổng vốn đầu tư cũng rất lớn.

Chi phí xây dựng các hệ thống tàu điện ngầm bao gồm xây dựng các tuyến tàu điện ngầm, nhà ga, mua sắm phương tiện... ngoài ra còn có chi phí vận hành hàng ngày bao gồm điện, nhân lực, bảo trì...

Tổng các khoản chi phí này rất lớn khiến hệ thống tàu điện ngầm khó đạt được lợi nhuận trong thời gian ngắn sau khi thông tuyến.

Thứ hai, số tiền bán vé hiện nay không thể bù đắp được chi phí vận hành tàu điện ngầm.

Mặc dù giá vé tàu điện ngầm ở Trung Quốc hiện tại có thể trang trải một phần nhất định chi phí vận hành, nhưng do giá vé thấp nên chúng còn lâu mới có thể bù đắp được khoản đầu tư khổng lồ vào việc xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.

Ngoài ra, mặc dù lưu lượng hành khách đi tàu điện ngầm ở Trung Quốc rất lớn nhưng giá vé bình quân đầu người lại khá thấp. Điều này cũng khiến doanh thu của các hệ thống tàu điện ngầm khó đáp ứng được chi phí vận hành.

Ở thủ đô vẫn lỗ 34.000 tỷ, loại phương tiện này đang có vấn đề gì? - Người Trung Quốc hoang mang - Ảnh 3.

Hình minh họa.

Ngoài ra, việc vận hành hệ thống tàu điện ngầm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác.

Có thể kể tới chi phí lớn cho việc bảo trì và sửa chữa các tuyến tàu điện ngầm và việc thay mới các đoàn tàu cũng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn.

Những chi phí này sẽ làm tăng gánh nặng hiện tại cho hệ thống tàu điện ngầm và dẫn đến tổn thất trong hoạt động.

Vậy Trung Quốc có nên tiếp tục đầu tư?

Nhìn chung việc các hệ thống tàu điện ngầm Trung Quốc thua lỗ chủ yếu là do chi phí xây dựng và vận hành cao, doanh thu từ giá vé không thể bù đắp được những chi phí này.

Ngoài ra, việc vận hành hệ thống tàu điện ngầm cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau, điều này sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống tàu điện ngầm.

Mặc dù hệ thống tàu điện ngầm vẫn đang hoạt động thua lỗ nhưng có thể thấy rằng loại hình giao thông công cộng này có ý nghĩa rất lớn đối với việc cải thiện giao thông đô thị và sự phát triển của nền kinh tế đô thị ở Trung Quốc.

Vì vậy việc tăng cường đầu tư vào hệ thống tàu điện ngầm và cải thiện hoạt động của nó để có thể đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của kinh tế là lựa chọn đúng đắn.

Tính đến cuối tháng 1/2022, tổng cộng 51 thành phố ở Trung Quốc đại lục đã mở các tuyến đường sắt đô thị và 270 tuyến trung chuyển đường sắt đô thị đã được mở và vận hành, với tổng quãng đường hoạt động là 8.759 km.

Đường sắt đô thị ở Trung Quốc bao gồm nhiều loại phương tiện chạy điện bao gồm tàu chở khách hạng nhẹ, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm, tàu điện bánh hơi, Monorail (tàu 1 đường ray)... và đôi khi bao gồm cả hệ thống xe bus (buýt) nhanh.

Tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Bắc Kinh được khai trương vào năm 1971 và là hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Trung Quốc đại lục.

Ở thủ đô vẫn lỗ 34.000 tỷ, loại phương tiện này đang có vấn đề gì? - Người Trung Quốc hoang mang - Ảnh 6.

Hình minh họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại