Ở Trung Quốc, có một người cha tên Thái Tiếu Vãn, cả đời ông đều luôn nghĩ tới việc làm sao để nuôi dạy con cái nên người. Thành công lớn nhất của ông chính là đã nuôi nấng 6 đứa con của mình thành những người tài giỏi và có ích cho xã hội.
Con trai cả của ông là Thái Thiên Văn, hay còn gọi là Tony Cai, tốt nghiệp tiến sỹ đại học Cornell, ông hiện là Giáo sư Thống kê và Phó Hiệu trưởng Daniel H. Silberberg tại Trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ.
Con trai thứ hai là Thái Thiên Vũ, tốt nghiệp tiến sỹ Đại học Rochester, Hoa Kỳ, từng là phó chủ tịch của The Goldman Sachs Group, và hiện tại đang có công ty kinh doanh riêng tại NewYork.
Con trai thứ ba là Thái Thiên Tư, tốt nghiệp tiến sỹ Đại học St. John's, Mỹ, sau khi tốt nghiệp cũng đi ra khởi nghiệp.
Con trai thứ tư là Thái Thiên Nhuận, tốt nghiệp tiến sỹ Đại học bang Arkansas, Hoa Kỳ, hiện tại đang sở hữu một bệnh viện tư nhân tại Thượng Hại.
Con trai thứ năm là Thái Thiên Quân, tốt nghiệp thạc sỹ đại học Khoa học công nghệ Trung Quốc, hiện tại đang làm việc cho Ngân hàng xây dựng Trung Quốc.
Con gái thứ sau là Thái Thiên Tây, 18 tuổi nhận bằng tiến sĩ từ Học viện Công nghệ Massachusetts, 22 tuổi nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Harvard, hiện tại đang là giáo sư tại Đại học Harvard.
Nuôi một đứa con thành người thôi, ba mẹ cũng đã rất khó khăn vất vả, nhưng nuôi cả 6 người con đều thành tài, 5 người là tiến sỹ, một người là thạc sỹ, những khó khăn phía sau, không cần nghĩ cũng biết.
Thái Tiếu Vãn khi xưa chỉ là bác sỹ của một phòng khám, thu nhập bình thường cho một gia đình 1,2 con thì sẽ ổn, nhưng vì nuôi 6 đứa con nên điều kiện trở nên vô cùng khó khăn.
Khi con cái còn chưa trưởng thành, phu thê hai người họ đem theo 6 đứa con, tổng cộng một nhà 8 người, ở trong một căn phòng cũ kĩ hơn 30m2, chắt bóp duy trì sinh kế.
Nhưng dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, hai vợ chồng họ vẫn luôn cố gắng cho con cái môi trường giáo dục tốt nhất. Phương pháp giáo dục của gia đình họ Thái có rất nhiều điểm đáng để chúng ta học tập và suy ngẫm.
Thái Tiếu Vãn - cha của 5 tiến sỹ và 1 thạc sỹ
01
Tránh mắng mỏ, tích cực khích lệ, duy trì niềm tin của con cái với thành công
Nhà tâm lý học Sigmund Freud có một quan điểm rằng: "Những đứa trẻ nhận được tình yêu vô bờ bến của người mẹ, sẽ luôn duy trì cho mình tâm lý của một người chinh phục, đồng thời sẽ luôn có niềm tin với thành công, và trong hiện thực cuộc sống cũng dễ dàng thành công hơn rất nhiều."
Thái Tiếu Vãn và vợ tuy đều hi vọng con cái sau này thành công, nhưng khác với phương pháp "yêu cho roi cho vọt" như những "mẹ hổ", "ba sói" khác, họ quan niệm rằng:
"Bất kể là con nào cũng không thể bị ba mẹ coi thường, một đứa con bị ba mẹ xem thường, sẽ không thể tự tin, người không tự tin, lâu dần sẽ trở thành một kiểu giống như bệnh tật vậy, nó khiến họ sợ hãi, rụt rè với mọi thứ, khiến họ không thể vươn tới thành công."
Vì vậy, mỗi một đứa trẻ nhà họ Thái đều trưởng thành trong sự yêu thương và khích lệ của ba mẹ.
Thái Tiếu Vãn là người rất có ý thức khích lệ con, chẳng hạn như khi nói chuyện với con cái về một vấn đề nào đó, ông sẽ đưa ra quan điểm và tranh luận với các con của mình.
Kiểu tranh luận này tất nhiên không phải tranh luận để phải thắng con, bắt con phục mình, cũng không phải kiểu gây áp lực để làm khó con, mà là thường xuyên đứng ở lập trường sai lầm rồi sau đó để con cái đưa ra quan điểm đúng đắn và chiến thắng trong cuộc tranh luận, rồi kịp thời khích lệ tán dương chúng, như vậy, con cái sẽ không sợ đưa ra quan điểm của mình với người khác hay ở nơi đông người, con cái trong quá trình biểu đạt bản thân cũng sẽ trở nên tự tin hơn rất nhiều.
Ngoài ra, ở nhà họ Thái, chỉ cần con cái biết đường, bất luận là đi thăm người thân, đi dạo, hay đi du lịch, họ sẽ luôn để con cái đi trước, nói con chỉ đường cho mọi người, phương pháp này sẽ giúp con trở nên trách nhiệm hơn.
Thái Tiếu Vãn còn có một bí quyết nhỏ giúp nâng cao sự tự tin ở các con đó là ông luôn nghĩ cách khiến các con tin rằng mình là một người đặc biệt, tin rằng bản thân mình trong tương lai sẽ là một người có tiền đồ.
Ông luôn tin rằng tiếp thêm cho con sự tự tin ở mức độ thích hợp là một điều quan trọng, và con cái mới có thể thành tài.
Gia đình Thái Tiếu Vãn tiên sinh khi xưa không khá giả
02
Giáo dục từ sớm, chú trọng bồi dưỡng tư duy cho con cái
Những người con nhà họ Thái, đều được tiếp nhận phương pháp giao dục "dạy con từ thuở còn thơ", đối với Thái Tiếu Vãn, giáo dục con ngay từ khi còn nhỏ không phải là kiểu nóng vội hay đốt cháy giai đoạn, kiểu ép lớn, mà là: "Trong quá trình bồi đắp tâm hồn cho con trẻ, chúng cần được "hấp thụ chất dinh dưỡng", được "chăm bón", quan trọng là bạn cung cấp chất dinh dưỡng gì cho chúng vào giai đoạn này, khi mà quá trình bồi đắp đã hoàn thành, bạn có muốn bỏ những chất dinh dưỡng xấu ra bên ngoài cũng gần như là không thể, hoặc ít nhất là rất khó khăn."
Ở nhà, các con của Thái Tiếu Vãn rất ít cơ hội xem tivi, hai vợ chồng ông Thái không xem tivi, họ ngoài giờ làm việc ra đều sẽ cùng con học bài hoặc kể chuyện cho con nghe.
Từ các câu chuyện cô tích, thần thoại, điển tích điển cố trong ngoài nước, tiếng Trung, tiếng Anh, cho tới những câu chuyện khích lệ ý chí, hai vợ chồng đều kiên nhẫn và đều đặn kể cho các con nghe mỗi ngày, ông thường đọc cho các con nghe một bài thơ trong tập "sử thi Homer".
Ông hi vọng thông qua các câu chuyện và cả thơ ca, con cái sẽ được khích lệ về mặt tinh thần, thúc đẩy con cái lập chí ngay từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, hai vợ chồng cũng rất chú trọng tới việc bồi dưỡng và khai thác tư duy ở các con.
Khi con còn rất nhỏ, hai vợ chồng đã dùng phương thức trò chơi để cho các con nhận biết 1,2,3,4,5 là như thế nào.
Sau khi các con lên 3, lại thường đặt ra những câu hỏi toán học thú vị cho các con, dùng phương thức kể chuyện để kể cho các con, nghe xong thì để các con trả lời các câu hỏi ở trong truyện.
Dần dần, cộng trừ nhân chia, bài toán thỏ trâu gà… các con đều nhanh chóng học được thông qua các trò chơi.
Cô con gái Thiên Tây, năm 11 tuổi, đã được đích thân tiến sĩ nổi tiếng Xu Senlin của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc chọn vào nhóm dự bị cho lớp Sơ cấp của Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, lý do là:
"Khả năng toán học không thể hiện ở chỗ bạn có thể giải được bài toán gì mà ở chỗ bạn có tư duy toán học đặc biệt hay không, nghĩa là bạn có đầu óc của một nhà toán học hay không, kỹ năng giải quyết vấn đề có thể học được thông qua thực hành, và toán học Tư duy không phải là thứ mà ai cũng có thể rèn luyện được."
Những đứa trẻ khác của nhà họ Thái cũng rất giỏi trong các môn khoa học tự nhiên như toán học và vật lý, điều này có liên hệ rất lớn với sự hướng dẫn và giáo dục sớm bền bỉ của Thái Tiếu Vãn.
Hai vợ chồng Thái Tiếu Vãn tiê sinh và con gái út Thái Thiên Tây
03
Rèn dũa thói quen tốt ngay từ nhỏ, những đứa trẻ hiểu lễ nghĩa sẽ không học thói hư tật xấu
Thái Tiếu Vãn đồng thời cũng rất chú trọng về mặt lễ nghĩa và bồi dưỡng thói quen tốt cho con cái từ rất sớm, ông nói: "Lễ lớn được hình thành từ các lễ nhỏ, đối đãi lễ phép, lịch sự với mọi người không chỉ là đạo đức, mà còn là một thói quen nên được bồi dưỡng ngay từ khi còn nhỏ."
Kể từ lúc các con bắt đầu học nói, Thái Tiếu Vãn đã bắt đầu dạy các con những giáo dục lễ nghĩa tương quan, chẳng hạn như bắt đầu từ những câu nói đơn giản nhất: "Con chào ông, con chào bà, con cảm ơn, con chào chú, con xin ạ…"
Đợi con được khoảng 3 tuổi sẽ dạy con lấy ghế ngồi cho khách, mời khách ngồi xuống, mời khách ăn hoa quả, nhường ghế cho người lớn…
Trong cuộc sống, có thể có nhiều bậc phụ huynh luôn cảm thấy con mình còn nhỏ, rất nhiều đạo lý đợi sau này lớn lên là sẽ tự hiểu, nhưng thực ra, có rất nhiều hành vi, càng được bồi dưỡng từ khi càng nhỏ thì càng tốt, bởi lẽ một khi thói quen xấu đã được hình thành, sau này muốn uốn nắn con e là sẽ khó khăn và vất vả hơn rất nhiều.
Đại gia đình nhà họ Thái
04
Năng hướng dẫn, bớt can thiệp, cho con cái cơ hội thử và sai
Tôn trọng suy nghĩ của con, nói nghe thì dễ, nhưng số bậc cha mẹ làm được lại không nhiều.
Những cô cậu nhà họ Thái, trông thì có vẻ ngoan ngoãn, ít khiến ba mẹ phiền lòng, nhưng thực ra, ai trong số họ cũng đã từng có một giai đoạn nổi loạn.
Chẳng hạn như cậu con trai thứ 4, Thái Thiên Nhuận, khi cậu đang học lớp 6 là khi những tiểu thuyết võ hiệp như "Thiếu Lâm Tự" hay "Hoắc Nguyên Giáp" rất phổ biến.
Một người vốn dĩ học hành giỏi giang như cậu tư cũng bị tiểu thuyết ảnh hưởng, khi đó đang học nội trú tại trường, cậu viết thư cho cha nói rằng mình không muốn học nữa mà quyết tâm trở thành một võ sư, muốn đánh bại tất cả cao thủ giang hồ, bảo vệ quốc gia, bá chủ giang hồ.
Trong những gia đình bình thường, khi nghe thấy con mình có tư tưởng như này, nhiều ba mẹ sẽ mắng cho một trận, bảo con mơ mộng hão huyền rồi lôi con quay lại con đường học hành chính đạo.
Nhưng Thái Tiếu Vãn lại ngồi xuống nói chuyện với con, ông phát hiện ra quyết tâm của con trai là rất lớn, các anh nói thế nào cũng không nghe, còn nhặt được trên đường tờ rơi quảng cáo dạy võ của một cơ sở nào đó và nói muốn thử.
Thái Tiếu Vãn thấy vậy đã liên hệ với cơ sở dạy võ, sau khi hiểu rõ tình hình, ông đã cho con trai đi học.
Suy nghĩ của ông là, mặc dù chuyện học hành quan trọng, nhưng ép con học trong khi tâm của nó đang ở chỗ khác, cũng không phải điều hay, chi bằng cứ cho con đi thử.
Không ngờ cậu tư đi học võ được mấy hôm bèn viết thư nói muốn về nhà, bởi vì cảm thấy "đây không phải nơi thích hợp với con", ở nơi đó có rất nhiều học sinh không xem trọng trình độ văn hóa, thường xuyên đánh nhau, cá cược, cậu không thích nghi được.
Con trai muốn quay lại học, về lý mà nói là trúng tim đen của ba mẹ, nhưng Thái Tiếu Vãn không vội vàng đồng ý, ông cho rằng, không thể muốn đi là đi, muốn về là về, con cái cần chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình, cứ như vậy, ông để con ở đó một học kỳ rồi mới tính tiếp, viết thư nói con phải kiên trì tới cùng, đồng thời đừng quên học tiếng anh và toán học.
Trong thư ông còn hài hước viết: "Khi nào sắp về thì viết thư nói với ba mẹ một tiếng, cả nhà sẽ ra bến xe đón tráng sĩ khải giá hoàn môn, khi xưa đưa tráng sĩ, cả nhà đều tin rằng, ngày trở về của tráng sĩ sẽ oai phong lẫm liệt hơn ngày đi rất nhiều, về nhà việc đầu tiên là muốn được thưởng thức võ nghệ giang hồ của tráng sĩ."
Con trai sau khi có một trải nghiệm nhớ đời, từ đó về sau không bao giờ nhắc tới chuyện không muốn học hành nữa, thành tích học tập ngày một tốt hơn trước, sự nổi loạn thời thanh xuân, cứ như vậy đã được người cha hóa giải.
Cuốn sách "Sự nghiệp làm cha của tôi" của Thái Tiếu Vãn tiên sinh
05
Lý Gia Thành, tỷ phú Hồng Kông từng nói: "Không có sự thành công trong sự nghiệp nào có thể bù đắp được cho sự thất bại trong giáo dục gia đình.
Nhưng Thái Tiếu Vãn tiên sinh dường như đã đi trước một bước, ông trực tiếp xem giáo dục con cái là sự nghiệp của mình."
Bản thân tôi sau khi trở thành phụ huynh rồi mới thấu hiểu giáo dục con cái là một chuyện mang tính nhân quả, mọi trách nhiệm mà cha mẹ trốn tránh trong việc nuôi dạy con cái đều có thể khiến rủi ro trong tương lai gia tăng gấp đôi, và mọi tâm huyết mà cha mẹ bỏ ra cho việc nuôi dạy con cái cũng đều sẽ được số phận đền bù gấp đôi.
Mặc dù tôi không miễn cưỡng hai đứa con của mình phải vang danh thiên hạ, nhưng tôi luôn mong mình có thể hoàn thành tốt trách nhiệm của một bậc phụ huynh, làm tốt nó, thậm chí tốt hơn, giúp con cái có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính chúng.
Bởi lẽ mỗi một đứa trẻ đều là một viên ngọc quý, nếu ông trời đã trao viên ngọc ấy cho chúng ta, vậy thì chúng ta cũng nên làm sao để viên ngọc ấy phát sáng, tỏa ra đúng giá trị của chúng, phải không?