Núi lửa có thể quét sạch nhân loại rục rịch sống dậy, NASA 'vắt óc' đối phó

An Dương |

Trước nguy cơ núi lửa Yellowstone từng gây thảm họa đại tuyệt chủng thời cổ đại có thể thức giấc các nhà khoa học gấp rút tìm cách đối phó.

Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Mỹ (NASA), gần đây siêu núi lửa Yellowstone có những dấu hiệu rục rịch trở mình thức dạy khiến nhiều nhà khoa học lo sợ về một vụ phun trào khủng khiếp đe dọa nhân loại.

Cụ thể vào hồi tháng 7/2018 các vết nứt lớn xuất hiện bất thường ngày càng nhiều tại Công viên quốc gia Grand Teton (Mỹ) khiến nhà chức trách địa phương buộc phải đóng cửa các khu vực tham quan của địa điểm này do lo ngại mất an toàn cho người dân.

Việc xuất hiện các vết nứt tại Grand Teton đã khiến các nhà chức trách không khỏi lo ngại về việc bùng nổ của siêu núi lửa khủng khiếp nhất thế giới này.

Trước nguy cơ núi lửa Yellowstone có thể thức giấc và điều tồi tệ sẽ đến với nhân loại, nhà khoa học Brian Wilcox đến từ phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA đã tiết lộ kế hoạch của cơ quan này nhằm chống lại kịch bản thảm khốc mà Yellowstone có thể gây ra đó là khoan sâu 10 km xuống siêu núi lửa và bơm nước xuống với áp suất cao, nhằm sử dụng bớt nguồn nhiệt.

Theo ông Wilcox, kế hoạch trên là rất tốn kém và đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng cũng có thể giúp NASA thu hồi vốn nhanh chóng nếu liên doanh với các nhà máy địa nhiệt. Các nhà máy sẽ được phép khoan sâu hơn bình thường và lợi dụng nguồn nhiệt này để tạo ra năng lượng, dựa trên nền là hệ thống đã được NASA tiên phong triển khai.

Nhà khoa học Wilcox phân tích: "Hệ thống có thể cung cấp năng lượng cho khu vực chung quanh trong khoảng thời gian hàng chục ngàn năm. Và lợi ích lâu dài là chúng ta ngăn chặn được một vụ phun trào núi lửa có thể tàn phá nhân loại trong tương lai".

Tuy nhiên, NASA cho biết kế hoạch phải được tiến hành hết sức cẩn trọng vì chỉ một sai lầm nhỏ trong quá trình khoan có thể dẫn tới một vụ phun trào thực sự.

Núi lửa Yellowstone, một trong những ngọn núi lửa năng động nhất trên Trái đất, với những cơn địa chấn, động đất mạnh gây biến đổi cấu trúc đất hàng năm lên tới 20 cm/năm, dòng nhiệt cao bất thường hơn 40 lần mức độ trung bình ở lục địa (có những nơi lên tới 2000 lần).

Mức nhiệt này tương đương với nhiệt độ làm nhiên liệu cho hệ thống thủy nhiệt lớn nhất thế giới của các mạch nước phun, fumaroles và suối nước nóng.

Do chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa chất trong lòng núi lửa nên khi xuất hiện bất kỳ sự thay đổi nhỏ nào trong lòng núi lửa cũng có thể tạo ra vết nứt tương tự. Hoạt động địa chấn ở Yellowstone được cho là chịu tác động của việc nền đất khu vực này thay đổi liên tục và vô số cơn động đất mỗi ngày.

Theo các nhà khoa học, sức tàn phá gấp gấp 1.000 lần so với St.Helens, thủ phạm của thảm họa núi lửa kinh hoàng nhất lịch sử nước Mỹ. Nhiều nhà khoa học thậm chí còn lo lắng rằng nếu Yellowstone sống dậy, nó có thể đẩy cả thế giới về kỷ băng hà, hay tồi tệ hơn là "đe dọa sự tồn tại tiếp tục của nhân loại" như cách gọi của NASA.

Ba vụ phun trào lớn nhất của siêu núi lửa này là vào khoảng 2,1 triệu năm trước, 1,2 triệu năm trước và 640.000 năm trước; trong khi hai vụ được coi là "nhỏ" xảy ra vào 160.000 và 70.000 năm trước.

Tất cả các vụ phun trào được coi là lớn hay nhỏ này đều tạo ra một thảm họa đại tuyệt chủng cho sinh vật thế giới. Rất may, lịch sử loài người hiện đại không bị gián đoạn vì homo sapiens chỉ phải trải qua 2 vụ phun trào được coi là "nhỏ", chủ yếu giết chết sinh vật ở Bắc Mỹ.

Đợt phun trào đỉnh của Yelowstone xảy ra vào 640.000 năm trước, giải phóng 1.000 km khối tro, bụi, đá… và cũng ảnh hưởng không ít tới tổ tiên cổ đại của loài người. Đây không phải lần đầu siêu núi lửa này trở mình.

(T/h)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại