“Nữ tướng” Dược Tâm Bình qua lăng kính con trai

ĐS |

Phía sau thành công của Tâm Bình là câu chuyện dài về xây dựng thương hiệu độc đáo của TGĐ Lê Thị Bình. Để hiểu hơn về người phụ nữ quyền lực này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với con trai chị - Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng, Giảng viên Trường Đại học Dược Hà Nội, Trưởng phòng Truyền thông-Maketing Công ty Dược phẩm Tâm Bình.

Chúc mừng Tâm Bình vừa được vinh danh trong top 5 Công ty Đông dược uy tín Việt Nam năm 2020. Với một đơn vị dược phẩm tuổi đời còn trẻ nhưng đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Theo anh, điều gì làm nên thành công của Dược Tâm Bình hôm nay?

Tôi nghĩ Tâm Bình thành công bởi 2 yếu tố: Thứ nhất, các sản phẩm của Tâm Bình chất lượng, hiệu quả và giá cả hợp lý. Thứ 2 là cách truyền thông độc đáo, ấn tượng. Thực tế ban đầu, chúng tôi đơn giản nghĩ rằng, chỉ cần sản phẩm tốt, hiệu quả thì mọi người sẽ tìm đến. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, chúng tôi nhận ra, sản phẩm tốt mà không tuyên truyền thì rất ít người biết để dùng. Vì vậy, Công ty đẩy mạnh truyền thông-marketing và thấy hiệu quả rõ rệt.

Mỗi sản phẩm của Tâm Bình đều gắn với những câu thơ rất giản dị, gần gũi. Từ đâu Tâm Bình lại hướng về cách truyền thông này?

Thường thì chiến lược truyền thông sẽ gắn với tính cách và định hướng của người đứng đầu. Mẹ tôi là một người rất yêu thơ, nhất là thơ lục bát. Tình yêu thơ của mẹ cũng lan tỏa tới những người xung quanh nên nhân viên Tâm Bình, nhiều người làm thơ hay lắm. Một điều đặc biệt là có rất nhiều bệnh nhân sử dụng sản phẩm của Tâm Bình thấy hiệu quả cũng gửi thơ về cảm ơn Công ty và cá nhân mẹ tôi. 

Trong hơn 10 năm Tâm Bình có mặt trên thị trường, chúng tôi nhận được hàng nghìn bài thơ của các bệnh nhân gửi về, đó là tình cảm quý giá mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Mới đây chúng tôi đã cho ra mắt tập thơ "Tâm Bình trong tôi" do NXB Hội Nhà văn phát hành. Có thể nói, thơ ca đã gắn bó với tất cả các hoạt động của công ty mà trong đó, nổi bật nhất là quảng cáo.

Tâm Bình thành công là nhờ cách truyền thông ấn tượng và độc đáo của mẹ anh- TGĐ Lê Thị Bình. Khi tiếp nhận công việc này, áp lực lớn nhất của anh là gì?

Khách hàng của Tâm Bình chủ yếu là những người trung niên nên tiêu chí đặt ra cho các sản phẩm truyền thông là sự gần gũi, chân thành và mộc mạc. Những câu thơ gắn với các sản phẩm như "Đau lưng mỏi gối tê tay/ Bà con cô bác mua ngay Tâm Bình" hay "Rối loạn tiêu hóa chớ lo/ Đại tràng ổn định là do Tâm Bình …đều rất dễ nhớ, dễ thuộc. Có thể nói, đó là dấu ấn của Tâm Bình. Khi tiếp nhận vị trí Trưởng phòng TT-MKT của Công ty, áp lực của tôi là làm sao để tạo nên những sản phẩm truyền thông vừa độc đáo, ấn tượng, đúng phong cách Tâm Bình nhưng vẫn phải mang hơi thở của thời đại 4.0, để lan tỏa tới những đối tượng khách hàng trẻ hơn.

“Nữ tướng” Dược Tâm Bình qua lăng kính con trai - Ảnh 1.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng tại buổi phỏng vấn.

Các doanh nghiệp gia đình thường gặp một vấn đề trong quản lý, đó là sự không rõ ràng giữa công việc và gia đình. Cá nhân anh thấy thế nào?

Tôi nghĩ đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp gia đình. Việc quản lý doanh nghiệp xét đến cùng vẫn là quá trình làm việc cùng với các cá nhân, các nhóm, các phòng ban…làm sao để mang lại hiệu quả cao nhất trong công việc. 

Yếu tố gia đình đôi khi là sự thuận lợi bởi tất cả cùng hướng đến việc duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng là trở ngại vì trong công việc là mối quan hệ giữa nhân viên và sếp còn trong gia đình lại là mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Giữa hai cái này, mẹ tôi vẫn chưa rạch ròi được, đôi khi người khác làm sai thì mẹ phân tích, điều chỉnh để họ làm tốt hơn nhưng nếu tôi làm sai, mẹ sẽ nói rất nặng vì sự kỳ vọng của mẹ vào tôi rất lớn, mẹ nghĩ tôi phải làm tốt hơn thế.

“Nữ tướng” Dược Tâm Bình qua lăng kính con trai - Ảnh 2.

Thạc sỹ Nguyễn Minh Hoàng và mẹ trong lễ tốt nghiệp tại Anh

Trong công việc, TGĐ Lê Thị Bình là người quyết đoán, mạnh mẽ vậy trong cuộc sống, mẹ anh là người như thế nào?

Mẹ tôi là người sống giản dị, chân thành và gần gũi. Trong công việc, mẹ đối xử với mọi người như gia đình, hướng dẫn mọi người tận tình. Điều đặc biệt là dù bận việc đến đâu, mẹ cũng luôn thu xếp để gia đình được quây quần bên nhau. Hạnh phúc lớn nhất của mẹ là mỗi ngày đi chợ và chuẩn bị các bữa cơm cho chồng, cho con. 

Ở công ty mẹ là quyền lực nhưng khi về nhà, mẹ trở thành người phụ nữ của gia đình. Mẹ tôi là người siêng năng và rất thích làm những công việc nội trợ: nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, trồng rau, chăm hoa, cắt may đồ cho gia đình. Đến bây giờ, mẹ vẫn giữ chiếc máy khâu bà ngoại tặng gần 40 năm trước và dùng thường xuyên. Có thể nói, sự chăm chỉ và cầu toàn của mẹ khiến những người ở gần rất áp lực nhưng tôi nghĩ đó cũng là điều giúp tôi nhìn lại mình và luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân.

Cảm ơn những chia sẻ của anh!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại