Kinh tế và xã hội ngày càng phát triển khiến con người cũng bị cuốn theo những áp lực trong cuộc sống.
Không chỉ người lớn đối mặt với áp lực, mà những cô cậu thanh thiếu niên cũng không tránh khỏi. "Không để con thua ngay vạch xuất phát" chính là khẩu hiệu của nhiều bậc cha mẹ ngày nay.
Nhằm tránh tình trạng con thua kém bạn bè, nhiều gia đình đã đầu tư thật lực cho việc học đồng thời gia tăng những ca học ngoài giờ.
Điều này khiến thời gian học của trẻ tăng cao, điều đương nhiên khiến nhiều người sợ hãi khi nghĩ đến chuyện phải đến trường.
Nữ sinh 14 tuổi nhảy sông tự tử vì áp lực phải đến trường.
Mới đây, theo trang Sohu, ngày 31/8, một câu chuyện đau lòng đã xảy ra khi nữ sinh 14 tuổi nhảy sông tự tử vì lễ khai giảng sắp đến.
Cô học trò không hề muốn đi học khi phải nghĩ đến đống bài tập về nhà và những giờ tự luyện mỗi đêm. Nhưng lại không thể tâm sự với bố mẹ nên đã đưa ra quyết định dại dột.
Rất may đã có 3 cảnh sát đi qua và kịp thời ứng cứu. Anh Wang Xiawei nhanh chóng nhảy xuống sông, tuy nhiên lúc đầu rất khó tiếp cận vì nữ sinh quá hoảng hốt nên vung người sang tứ phía.
Để giữ nữ sinh tỉnh táo, Wang Xiaoei đã nâng cô bạn lên mặt nước và nhờ người dân thòng dây xuống, kéo họ vào bờ thành công.
Cảnh sát sau đó đã gọi gia đình đến đón và người mẹ hứa sẽ chăm sóc cho tâm lý cô con gái chu toàn hơn.
Người dân thòng dây xuống để kéo 2 người vào bờ.
Từ hồi còn bé, cha mẹ cho con theo học các lớp luyện thi triền miên, khiến nhiều trẻ học cả thứ 7 và chủ nhật đến nỗi không có thời gian nghỉ ngơi. Hồi đó trẻ không biết phản kháng, chúng chỉ biết nghe theo sự chỉ dẫn của cha mẹ.
Nhưng khi lớn lên, trẻ rời nhà và bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trẻ sẽ bước vào giai đoạn nổi loạn không muốn sự chăm sóc của cha mẹ nữa.
Lúc này gia đình thiếu đi sự giao tiếp, con bắt đầu có những bí mật không muốn chia sẻ với cha mẹ, bởi sợ khi biết lại đâm ra tâm lý lo lắng thái quá.
Cha mẹ luôn kỳ vọng con cái phải học giỏi, đỗ thành tài để làm rạng danh gia đình, bớt đi gánh nặng chi phí...
Nhưng việc duy trì điểm số tốt không hề dễ dàng. Theo khảo sát, học sinh cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với cha mẹ khi có kết quả điểm không cao. Vậy nên dễ dẫn đến sự dồn nén trong cảm xúc, làm hành động tiêu cực không lường.
Cha mẹ muốn con học giỏi - điều này không hề sai. Tuy nhiên, khi mong muốn trở thành nỗi ám ảnh, con cái sẽ là người chịu khổ.
Muốn con học giỏi, điều đầu tiên là phải kiên nhẫn và mềm mỏng. Việc dồn ép chỉ làm hormone stress tăng lên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần tin tưởng con mình, tạo động lực quyết tâm con làm được tất cả.
Và trên hết, các bậc cha mẹ cần bỏ hẳn suy nghĩ "điểm số là tất cả". Suy nghĩ này rất dễ xảy ra, nhưng trải qua nhiều năm cuộc đời, điểm số sẽ chẳng quyết định điều gì.
Một đứa trẻ thành tài còn phụ thuộc vào sự may mắn và nhiều kỹ năng mềm khác.