Khí đốt bị rò rỉ từ đường ống Nord Stream 2 gần Bornholm, Đan Mạch, ngày 27/9/2022
Phóng viên Hersh viết trong một bài báo mới về vụ việc trên blog Substack của mình hôm 22/12, quyết định phá hủy các đường ống quan trọng được thúc đẩy bởi lo ngại của Mỹ rằng, Berlin có thể không đi theo sự dẫn dắt của Washington trong bối cảnh xung đột Ukraine.
“Việc phá hoại các đường ống được Mỹ ra lệnh vài tuần trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine bắt đầu vào tháng 2/2022”, Hersh viết , đồng thời cho biết thêm, các đặc vụ Mỹ được giao phụ trách tin rằng, hành động này nhằm mục đích ngăn chặn Moscow.
Nhà báo này tuyên bố: “Cuộc tấn công vào các đường ống đã sẵn sàng vào cuối tháng 5, nhưng kế hoạch đã bị Mỹ lùi lại. Nhóm được giao nhiệm vụ đặt chất nổ trên đường ống để có thể kích nổ từ xa vào thời điểm sau này. Thời điểm của cuộc tấn công, cuối cùng xảy ra vào cuối tháng 9/2022, dường như nhằm vào Berlin chứ không phải Moscow”.
“Thời điểm đưa ra dường như nhắm vào Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Một số người trong Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tin rằng, nỗi lo sợ của Thủ tướng Scholz, người có cử tri thờ ơ với việc ủng hộ Ukraine, có thể bối rối khi mùa đông đang đến, và kết luận rằng, việc giữ ấm cho người dân và các ngành công nghiệp của ông thịnh vượng còn quan trọng hơn việc ủng hộ Ukraine chống lại Nga”, nhà báo Hersh đã viết.
Việc phá hủy các đường ống dẫn dầu đóng một vai trò quan trọng trong những khó khăn kinh tế của Đức - đất nước từng "thống trị thị trường thế giới với ô tô hạng sang và máy móc công nghiệp… hiện đang trong quá trình mà một số người gọi là phi công nghiệp hóa nhanh chóng".
Ngoài ra, Đức còn chứng kiến sự nổi tiếng ngày càng tăng của các đảng cánh hữu, và những tai ương kinh tế của nước này đã góp phần vào điều này.
Tuy nhiên, theo nhà báo, “yếu tố gây tranh cãi nhất trong thời kỳ khó khăn gần đây” của Washington - vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc – phần lớn vẫn bị phương Tây phớt lờ.
“Trong mười tháng kể từ khi tôi công bố báo cáo đầu tiên về vụ phá hoại Dòng chảy phương Bắc, chính phủ và giới truyền thông Đức, cũng như ở Mỹ, đã phớt lờ hoặc cung cấp các báo cáo thay thế về cách thức và lý do các đường ống bị phá hủy.
Ý tưởng cho rằng, một tổng thống Mỹ đương nhiệm sẽ cố tình phá hủy một nguồn năng lượng quan trọng và của một đồng minh thân cận, như Freud nói, là điều cấm kỵ”, Hersh viết.
Nhà báo kỳ cựu đã cung cấp nội dung chi tiết đầu tiên của mình về cuộc tấn công đường ống vào ngày 8/2/2023, xuất bản một bài báo dài dựa trên các nguồn ẩn danh “có kiến thức trực tiếp về kế hoạch hoạt động”.
Các cáo buộc đã khiến Washington phủ nhận mạnh mẽ, khi phát ngôn viên An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby bác bỏ báo cáo này là một “câu chuyện hoàn toàn sai sự thật” vào thời điểm đó.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3/2023 cho biết, ông “hoàn toàn đồng ý” với phát hiện của Hersh, cho rằng, cuộc tấn công chỉ mang lại lợi ích cho Washington trong việc củng cố vị thế của mình như một nhà cung cấp khí đốt cạnh tranh cho châu Âu.
Vào ngày 26/9/2022, một số vụ nổ xảy ra dưới lòng đại dương đã làm vỡ hai đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2, khiến khí đốt bị rò rỉ gần khu vực Bornholm của Đan Mạch.
Lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) thừa nhận rằng, vụ nổ tại hệ thống đường ống Nord Stream, được xây dựng để vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức, có thể là một "cuộc tấn công có chủ ý".
Điện Kremlin ngày 28/9/2022 tuyên bố, Nga sẵn sàng gửi đề nghị được tham gia cuộc điều tra chung với các nước EU về vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream. Tuy nhiên, các nước phương Tây đã từ chối yêu cầu của Nga.
Công ty Nord Stream AG - nhà điều hành đường ống Nord Stream cho biết, thiệt hại do những vụ nổ này là chưa từng có, và không thể ước tính được thời gian cần để sửa chữa Nord Stream 1 và Nord Stream 2.
Theo RT