Tại sao một số người có thể kiếm được hàng triệu đô la một năm một cách dễ dàng, còn một số người làm việc chăm chỉ nhưng vẫn mãi ở dưới đáy xã hội?
Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo? Phải chăng là do xuất thân, cơ hội, thời gian?
Đều không phải!
Nguyên nhân khiến người nghèo vẫn hoàn nghèo, khó đứng lên là do họ thiếu tư duy!
Nghèo khó và giàu có đều do “di truyền”
Người xuất thân trong gia đình nghèo thì khó giàu, trong khi con nhà giàu thì muốn nghèo cũng khó.
Người ta nói rằng nhận thức quyết định suy nghĩ, hầu hết các quan điểm về tiền bạc của con người đều đến từ gia đình và xuất thân của họ.
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người làm việc quần quật cả ngày mà vẫn không kiếm được nhiều tiền.
Người nghèo đổi thời gian lấy tiền, còn người giàu dùng tiền đổi lấy thời gian.
Có một hiệu ứng nổi tiếng trong kinh tế học gọi là hiệu ứng Matthew.
Bất kỳ cá nhân, nhóm hoặc khu vực nào sau khi đạt được thành công và tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó (chẳng hạn như tiền bạc, danh tiếng, địa vị…) sẽ có lợi thế tích lũy và sẽ có nhiều cơ hội đạt được thành công và tiến bộ hơn.
Nói cách khác, đó chính là câu nói người nghèo ngày càng nghèo đi, và người giàu ngày càng giàu hơn.
Hầu hết người nghèo đều bị đánh bại bởi 3 lối tư duy này
1. Không có nhận thức về đầu tư
Nguyên nhân chính của nghèo khó không phải là do thu nhập thấp, mà là do chi tiêu cao.
Nhiều người nghèo cứ hoàn nghèo vì họ chưa bao giờ nghĩ rằng họ có thể có được sự giàu có bằng cách đầu tư vào bản thân.
Con người sinh ra vốn đã thích đầu tư, và ai cũng có ước mơ làm giàu trong một sớm một chiều, nhưng lại rất ít người thực sự biến ước mơ đó thành sự thật.
Ngay cả khi những người có hoàn cảnh khó khăn kiếm được một số tiền nhỏ nhờ làm việc chăm chỉ, họ cũng sẽ chọn phương án gửi tiền ngân hàng để lấy lãi. Hoặc hơn nữa, họ cũng sẽ chỉ chọn mua một quỹ có tính ổn định cao và cảm thấy hài lòng về sự lựa chọn của mình.
Nhưng đối với người trẻ hiện nay, nếu bạn tự rập khuôn bản thân quá sớm, không còn tạo động lực và chăm chỉ nữa thì đó là một điều rất đáng sợ, vì bạn sẽ mãi dừng chân ở sự ổn định mà mình tự đặt ra.
Đầu tư cho bản thân là cuộc đầu tư lãi cao nhất. Ảnh: Toutiao
Tất nhiên, cách đầu tư để làm giàu ở đây không phải là chạy theo xu hướng một cách mù quáng, hay chọn một số phương pháp quản lý tài chính mang lại rủi ro cao, mà là đầu tư vào bản thân, bao gồm trình độ học vấn, ngoại hình, kỹ năng… những phương diện có thể giúp bạn ghi điểm cho bản thân.
Nhiều người cứ phàn nàn rằng họ có trình độ học vấn thấp và không thể tìm được một công việc tốt, nhưng họ chưa bao giờ nghĩ đến việc thay đổi hiện trạng và đầu tư vào bản thân, cứ như thế tất nhiên họ sẽ chỉ càng ngày càng nghèo đi.
2. Không có khái niệm, tư duy lãi kép
Nhà tâm lý học Shafir sau khi làm một cuộc khảo sát, ông đã phát hiện ra một điều: Lý do khiến người nghèo ngày càng nghèo hơn không phải vì họ không làm việc chăm chỉ. Thủ phạm chính là họ luôn có tâm lý thiếu thốn. Càng thiếu thốn tiền bạc, họ lại càng quan tâm đến việc phải làm bù đầu để kiếm tiền mà bỏ qua những chuyện quan trọng hơn.
Những người không thể đổi đời thường thiển cận, chú trọng bề nổi, không biết suy ngẫm về lợi thế của bản thân, không biết tích gió thành bão và phát huy năng lực tiềm tàng. Họ luôn háo hức kiếm tiền nhưng không chịu dừng lại một chút để suy nghĩ. Hơn nữa, khi đối mặt với những mục tiêu cần nhiều thời gian và cần nhiều công sức để hoàn thành, đương nhiên họ sẽ chọn cách từ bỏ.
Có một câu chuyện rất nổi tiếng ở Ấn Độ. Tại một chợ rau quả địa phương, nếu một người bán hàng rong muốn duy trì cuộc sống, họ chỉ có thể vay người giàu 1.000 rupee để nhập hàng, rồi sau một ngày buôn bán vất vả, họ phải đưa lại cho người giàu đó phân nửa thu nhập trong ngày.
Nhưng nếu người bán hàng rong có tư duy lãi kép, họ chỉ việc tích lũy 10 rupee lợi nhuận mỗi ngày, thì chỉ cần chưa đầy một tháng, họ sẽ không cần vay vốn của người giàu nữa mà có thể tự làm tự hưởng.
Tuy nhiên, không kẻ bán hàng rong nào nhận ra điều này, và họ vẫn chọn cách ngày ngày vay tiền của những người giàu. Đã 10 năm trôi qua, người giàu này chỉ việc ngồi không mà vẫn ngày càng giàu, còn những người nghèo dù đi sớm, về muộn hàng ngày nhưng vẫn nghèo.
Lãi kép là con đường ngắn nhất để làm giàu. Ảnh: Toutiao
3. Không nhận thức được tình hình chung
Người nghèo dễ bị mắc kẹt trong những điều tầm thường và ngắn ngủi, lo lắng và phiền não về những điều nhỏ nhặt, thậm chí đôi khi cảm thấy tuyệt vọng trong cuộc sống. Khi đứng trước sự lựa chọn nào đó, họ thường không cân nhắc đến chuyện lâu dài mà chỉ nghĩ đến thời điểm hiện tại, dễ tham cái nhỏ mất cái lớn.
Một cô gái sau khi tốt nghiệp đại học đã vào một công ty quảng cáo làm việc, thế nhưng nhóm của cô thường không đoàn kết, không giúp đỡ nhau cùng hướng tới một mục tiêu, mà chỉ toàn lừa dối, nghi ngờ lẫn nhau, dẫn đến sơ sẩy trong nhiều dự án. Cách hợp tác như vậy khiến thành viên trong nhóm không đạt đủ hiệu suất làm việc, không có tiền thưởng.
Người kém cỏi thường không có ý thức làm việc nhóm và xem xét tình hình chung trong công việc. Họ khó lập thành tích, vì vậy cũng khó được thăng chức, tăng lương, mà chỉ có thể dậm chân tại chỗ, lương bèo bọt, không có tương lai.
Nếu bạn muốn cuộc sống ngày càng suôn sẻ, thì bạn phải từ bỏ ba kiểu tư duy trên. Khi bạn biết cách lập kế hoạch, biết cách đề phòng đề phòng chuyện bất trắc và bắt đầu học cách đầu tư vào bản thân thì bạn đã và đang đi trên con đường làm giàu rồi.