Nỗi đau của một gia đình không phải là nghèo tiền ít bạc, mà là trong nhà xuất hiện 3 điều này

Trung Hạ |

Điều ngu ngốc nhất trên thế giới này là hơn thua với người thân của mình.

Có lẽ ai cũng hiểu, hầu hết những rắc rối trên thế giới này đều do nghèo đói gây ra. Nếu gia đình nào không có đủ điều kiện kinh tế thì đương nhiên gặp nhiều khó khăn, vất vả hơn.

Mặc dù của cải có ý nghĩa rất lớn, song hạnh phúc của một gia đình thường không liên quan trực tiếp đến tiền bạc.

Trong cuộc sống thực, rất nhiều gia đình rất giàu có nhưng rồi cũng dần sa sút, tan nát trong cảnh xa hoa, đấu đá lẫn nhau; cũng có nhiều gia đình mặc dù không nghèo giàu nhưng các thành viên đều không ngừng nỗ lực, từ đó tích góp tài phú, cuộc sống ấm no hơn từng ngày.

Suy cho cùng, bi kịch lớn nhất của một gia đình không phải là nghèo đói, mà là 3 điều sau:

Nỗi đau của một gia đình không phải là nghèo tiền ít bạc, mà là trong nhà xuất hiện 3 điều này - Ảnh 1.

1. Không thấu hiểu lẫn nhau, oán trách triền miên

Các thành viên trong gia đình sống chung, tháng ngày bình thường đã mài mòn sự kiên nhẫn và tình yêu dành cho nhau, chỉ còn lại những lời phàn nàn và khúc mắc trong giao tiếp. Kết quả là những điều vụn vặt trong cuộc sống khiến họ cảm thấy không hài lòng và liên tục phàn nàn.

Bố mẹ trách mắng con cái: “Cho ăn học đủ đầy mà thành tích chẳng ra sao”.

Cô vợ phàn nàn chồng: “Sao anh vô dụng thế, không ở bên cạnh em nhiều hơn, tiền lương cũng chẳng như người ta”.

Có ông chồng than thở với vợ: “Anh làm lụng vất vả cả ngày, về đến nhà còn không ăn nổi bữa cơm, em ở nhà làm gì cả ngày?”.

Con cái oán trách cha mẹ: “Sao con lại sinh ra trong gia đình nghèo khổ này”...

Đủ loại lời buộc tội, phàn nàn tràn ngập cả căn nhà, khiến không khí gia đình ngày càng tồi tệ, cảm giác hạnh phúc không thấy đâu mà chuyện không hay lại xảy ra ngày càng nhiều.

Thành thật mà nói, một gia đình dù tốt đến đâu cũng không thể chịu được sự giày vò lâu dài của những cảm xúc tiêu cực. Những lời phàn nàn thành thói quen không chỉ khiến bạn chán nản, bi quan mà còn làm liên lụy đến những người thân trong gia đình và khiến họ rơi vào hố sâu đen tối.

Một gia đình chỉ có thể trở nên hòa thuận và hạnh phúc hơn khi các thành viên biết thấu hiểu và bao dung lẫn nhau, tránh xa những lời buộc tội và phàn nàn, đồng giữ thái độ bình tĩnh và dung dị đón nhận mọi việc để cùng nhau giải quyết vấn đề.

Nỗi đau của một gia đình không phải là nghèo tiền ít bạc, mà là trong nhà xuất hiện 3 điều này - Ảnh 2.

2. Không có chừng mực, luôn muốn kiểm soát

Trong một gia đình, biểu hiện chính của việc thiếu ý thức về ranh giới và ham muốn kiểm soát mạnh mẽ, một là sự kiểm soát của cha mẹ đối với con cái, hai là sự kiểm soát giữa vợ và chồng.

Trong cuộc sống thực tế, nhiều bậc cha mẹ coi con cái như vật bất ly thân, phải kiểm soát con mọi nơi, mọi việc đều phải thay con quyết định, cho dù con có trưởng thành, lập gia đình thì cha mẹ can dự vào cuộc sống của con cái. Một khi con cái không nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ thì sẽ bị cho là “bất hiếu” và “không hiểu chuyện”.

Thật ra, việc cha mẹ kiểm soát con cái trong thời gian dài không những không nuôi dạy được những đứa con hiếu thảo, biết điều mà còn khiến chúng ngày càng nổi loạn và muốn trốn chạy khỏi người sinh mình ra. Nếu cứ tiếp tục như vậy chỉ khiến quan hệ gia đình thêm căng thẳng, tương lai gia đình càng thêm rối ren.

Ngoài ra, trong cuộc sống, có rất nhiều cặp vợ chồng cho rằng can thiệp vào công việc, kiểm soát cuộc sống của nhau là chuyện bình thường.

Nhân danh “tình yêu” để trói buộc đối phương, khiến họ luôn trong tình trạng bị áp bức, ngột ngạt lâu ngày. Điều này chỉ khiến tình cảm vợ chồng ngày càng xấu đi và dẫn đến đổ vỡ.

Suy cho cùng, bất kỳ mối quan hệ nào cũng phải dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng, trên đời này không ai cao hơn ai, không ai phải phục tùng ai. Chỉ bằng sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ và chồng mới hài hòa hơn, ổn định và hạnh phúc hơn.

Nỗi đau của một gia đình không phải là nghèo tiền ít bạc, mà là trong nhà xuất hiện 3 điều này - Ảnh 3.

3. Thích hơn thua và đấu đá lẫn nhau

Lenin từng nói: “Pháo đài dễ bị phá từ bên trong nhất”.

Có nghĩa là một thành trì dù vững chắc đến đâu cũng không thể chống lại sự tan rã từ bên trong. Nếu một hệ thống có vấn đề nội bộ, nó sẽ gây hại nhiều hơn các mối đe dọa từ bên ngoài. Điều này cũng đúng với một gia đình.

Trong một số gia đình, mẹ chồng nàng dâu coi nhau như kẻ thù, ăn miếng trả miếng khiến nhà tan cửa nát; anh em âm mưu tính kế, tranh giành tài sản; hoặc chỉ đơn giản là không vừa mắt nhau nên tình cảm không còn trọn vẹn...

Ông cha ta có câu: “Không nơi đâu bằng nhà”.

Điều ngu ngốc nhất trên thế giới này là hơn thua với người thân của mình. Phải biết rằng gia đình dù có tồi tệ đến đâu thì đó cũng là một cộng đồng gắn bó mật thiết với bạn, cùng chia sẻ vui buồn; tính toán và tranh cãi với gia đình sẽ chỉ làm tổn thương cả đôi bên mà thôi.

Trên thực tế, chỉ khi các thành viên biết đoàn kết, hòa thuận, thân thiện thì gia đình mới có thể trọn vẹn, hạnh phúc và thịnh vượng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại