Nỗi bất hạnh khủng khiếp ít ai ngờ tới của những công chúa TQ

Diệp Anh |

Nỗi thống khổ của các công chúa Trung Hoa ít ai hiểu được. Rất nhiều nàng tương tư sầu muộn mà chết yểu và phần lớn đều không có con.

Công chúa nhà Thanh được gọi là cách cách. Khi còn sống trong cung, các cách cách nhà Thanh như những bông hoa đầy hương sắc.

Họ được ăn ngon mặc đẹp, được học hành đủ lễ nghi, một bước lên xe xuống xe, đầy kẻ hầu người hạ.

Nhưng nỗi thống khổ của họ ít ai hiểu được. Họ chính là những con tốt thí trong các cuộc hôn nhân đầy tính toán chính trị.

Họ phải sống cuộc sống hôn nhân đầy cô đơn, gò bò. Rất nhiều nàng đã phải sống trong ấm ức, tương tư sầu muộn mà chết yểu. Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều không có con.

Theo lý mà nói, được sinh ra trong hoàng gia, được ăn uống chăm sóc tốt nhất, có kẻ hầu người hạ, điều kiện y tế tốt nhất thì tuổi thọ phải cao hơn người bình thường chứ tại sao lại thấp như vậy.

Một sự thật nữa cũng rất đáng ngạc nhiên, phần lớn các cách cách đều chết vì tương tư sầu muộn và rất nhiều người không có con. Uẩn khúc này do đâu?

Nguyên nhân lớn nhất xuất phát từ cuộc sống hôn nhân của các cách cách.

Hôn lễ của các cách cách nhà Thanh thường liên quan đến đại sự của đất nước. Đây thường là các cuộc hôn nhân đầy mục đích chính trị.

Có nàng được gả đến đất nước Mông Cổ xa xôi, hoặc gả cho các nhà vương công đại thần. Tuổi xuất giá của các cách cách thường rất nhỏ.

Theo ghi chép trong sử sách thì độ tuổi từ 10 đến 13 tuổi có 18 người. Từ độ tuổi 14 đến 18 tuổi có 21 người, từ 19 tuổi trở lên có 6 người. Ngoài ra có hai người bị bệnh chết trước khi xuất giá.

Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều chết do tương tư sầu muộn, phần lớn đều không có con cái. Triều Thanh quy định, sau khi cách cách xuất giá sẽ được ban tặng khu nhà ở bên ngoài cung, nhưng không được sống chung với anh chị em phò mã và cũng không được sống chung phòng với phò mã.

Các cách cách nhà Thanh phần lớn đều chết do tương tư sầu muộn, phần lớn đều không có con cái. Triều Thanh quy định, sau khi cách cách xuất giá sẽ được ban tặng khu nhà ở bên ngoài cung, nhưng không được sống chung với anh chị em phò mã và cũng không được sống chung phòng với phò mã.

Phò Mã sống ở khu sân ngoài của phủ, nếu cách cách không tuyên triệu, phò mã cũng không được phép vào ngủ chung.

Mỗi lần tuyên triệu công chúa và phò mã đều phải chi một khoản tiền rất lớn để đút lót bảo mẫu (bà quản gia) mới được gặp nhau.

Nếu công chúa không ban tiền cho bảo mẫu, bà ta chắc chắn sẽ tìm cách ngăn cản thậm chị còn dám mắng công chúa không thùy mị nết na, không biết giữ phép tắc, hay là hoang dâm, vô xỉ.

Có thể thấy việc bảo mẫu ngăn cản cách ly công chúa và phò mã nhưng hoàng thượng không hề hay biết. Bà quản gia ở phủ công chúa thậm chí còn ghê gớm hơn mấy ma ma quản kỹ nữ lầu xanh.

Những vị công chúa "ế"

Có thật là "con vua không sợ không lấy nổi chồng"? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta có thể đưa ra những con số thống kê như sau:

Vương triều Tây Hán có 18 vị công chúa, trong có có 1 vị không xuất giá: Dĩnh Ấp công chúa.

Vương Triều Đông Hán có 42 cô và có tận 16 cô không lấy nổi chồng: Nhữ Dương, Dương Địch, Vạn Niên,…

Thời Lưỡng Tấn có 32 công chúa và cũng có đến 12 cô không xuất giá: Tân Phong, Dương Bình, Ai Hiến…

Đời Đường tổng cộng có 221 vị công chúa và 21 công chúa "con nuôi", trong đó có đến tận 82 cô không xuất giá!

Những cô công chúa "ế" này, nguyên nhân có thể do mất sớm (chủ yếu vào đời Tống, Minh Thanh), còn đa phần là do… không có chàng trai nào chịu nổi!

Hầu hết những vị công chúa đã xuất giá đều có cuộc sống rất hạnh phúc, nhưng cũng có những cô kết hôn chưa được bao lâu liền "ly hôn", ví như Bình Nguyên công chúa (mất năm 552) sau khi lấy chồng được chưa đầy 1 tháng, 2 người đã nói lời tạm biệt.

Cũng có những vị công chúa kết hôn đến mấy lần liền, như Hán công chúa ( vương triều Tây Hán) lấy 3 đời chồng, hay Hưng Tín công chúa (con gái của Lý Long Cơ) cũng vậy…

Hay ví như câu chuyện của Trường Bình công chúa, mặc dù được lấy Châu Thế Hiển, họ đã yêu nhau từ trước (năm Sùng Trinh, khi cô còn nhỏ), những tưởng họ sẽ có cuộc sống hạnh phúc, tuy nhiên sau khi biết tin người em trai bị giết, chỉ vài tháng sau cô qua đời trong sự giày vò, phẫn uất.

Người ta nói rằng, vào thời điểm đó, công chúa đã có mang 5 tháng!

Có thể thấy, thực tế, chuyện tình của các nàng công chúa Trung Hoa xưa không hề lung linh như những câu chuyện trong phim ảnh.

Dù là Hoàng tộc và có địa vị đứng trên vạn người, công chúa cũng không thể tự quyết định số phận của mình, đôi khi đây chính là lý do cho những câu chuyện tình bất hạnh hay dở khóc, dở cười!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại