Ở Mỹ, các chuyên gia kinh tế đang rất lo ngại về sự mở rộng kinh tế dài nhất trong nhiều thập kỷ - họ thất nghiệp thấp mà không bị lạm phát cao. Nikkei cho rằng, đây dường như là điều mọi người nên hoan nghênh, thậm chí là khen ngợi, vì hiếm khi nào một nền kinh tế tiên tiến lại đạt được điều đó.
Thực tế là sự tăng trưởng chậm và ổn định, không lạm phát này diễn ra trong bối cảnh lãi suất danh nghĩa thấp, bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang lớn và chính sách tài khóa nói chung là nới lỏng. Những yếu tố đó cũng đang gây ra một vài phiền hà cho nhiều nhà kinh tế.
Tuy nhiên, có lẽ cũng không nên quá lo lắng. Đầu tiên, cần phải nhận ra rằng giảm phát và tăng trưởng chậm là mô hình phổ biến sau một cuộc khủng hoảng ngân hàng. Thứ hai, việc gần như không lạm phát, và mức độ co giãn cung lao động cao, cũng khá phổ biến. Thứ ba, rủi ro của các chính sách kinh tế vĩ mô thấp hơn nhiều so với một số dự đoán.
Nhìn lại lịch sử, tất cả các nền kinh tế tiên tiến đều từng trải qua khủng hoảng tài chính vào đầu những năm 1990 - Canada, Phần Lan, Nhật Bản và Thụy Điển - đã có những chu kỳ mở rộng kinh tế ổn định từ lâu khi quá trình phục hồi của họ bắt đầu. Trên thực tế, chu kỳ mở rộng kinh tế của họ đã kéo dài hơn nhiều so với dự kiến, chỉ đơn giản là nhờ việc tái sử dụng lao động nhàn rỗi và nguồn lực từ cuộc khủng hoảng.
Trong trường hợp của Nhật Bản, sự phục hồi kinh tế vẫn còn cho đến nay, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Bắc Đại Tây Dương 2008-2009. Cả lạm phát và tăng trưởng đều duy trì ở mức rất thấp.
Trong các mô hình kinh tế thông thường, lạm phát và thất nghiệp vận động ngược chiều, tức là lạm phát cao thì thất nghiệp giảm và ngược lại.
Nhưng thực tế đã chỉ ra, ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp giảm thì lạm phát vẫn có thể thấp. Thời kỳ lạm phát cao thực sự hiếm gặp hơn nhiều ở các nền kinh tế tiên tiến.
Một người tìm việc cầm biển"Thuê tôi" ở New York vào tháng 9/2009 - người lao động sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiền lương cao để hy vọng có việc làm ổn định. © Reuters
Sau khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nhìn chung các hộ gia đình và doanh nghiệp đều xây dựng lại bảng cân đối kế toán. Lo ngại rủi ro tăng lên, người lao động sẵn sàng hy sinh nhu cầu lương cao để hy vọng có việc làm ổn định. Kết quả là, rủi ro của nền kinh tế thấp hơn và ít rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính hơn.
Cả Canada, Phần Lan, Nhật Bản và Thụy Điển đều không bị lâm vào bất ổn tài chính phát sinh sau khủng hoảng kinh tế. Người ta ngờ rằng các cuộc suy thoái trước đây đã giúp giảm bớt các yếu tố dư thừa của nền kinh tế.
Rõ ràng, rủi ro sẽ làm các công ty e ngại việc đầu tư mới, ngay cả khi kinh tế tăng trưởng và chính phủ giảm thuế, nhưng dó cũng sẽ là một cách khiến họ thận trọng và dễ đoán hơn.
Sự giảm phát và giảm tốc ở phương Tây bắt đầu từ khoảng năm 2004, điều đó có vẻ là bình thường, cho đến tận ngày nay.