Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (2): Khi núi lửa thức giấc

T.Nguyên |

Núi lửa Ontake hoạt động trở lại đúng vào thời điểm có nhiều du khách đang ăn trưa trên đỉnh núi hoặc đang lên xuống trên các con đường mòn ven triền núi giữa mùa cao điểm được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Năm 2014, tại Nhật Bản, thảm hoạ núi lửa Ontake đã khiến 48 người thiệt mạng. Đây được coi là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Nguyên nhân được xác định là do núi lửa Ontake hoạt động trở lại đúng vào thời điểm có nhiều du khách đang ăn trưa trên đỉnh núi hoặc đang lên xuống trên các con đường mòn ven triền núi giữa mùa cao điểm.

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (2): Khi núi lửa thức giấc - Ảnh 1.

Núi lửa ở Nhật Bản

Nằm giữa tỉnh Nagano và Gifu, ngọn núi Ontake đặc biệt hấp dẫn những người leo núi vào mùa Thu khi lá cây ngả sang màu vàng. Ngọn núi lửa cao 3.067m này cũng từng phun trào mạnh mẽ vào năm 1979 và năm 1991. Năm 2017 núi lửa cũng bất ngờ "thức giấc" tại Bali (Indonesia) khiến hàng chục ngàn du khách bị mắc kẹt. Sân bay quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali buộc phải tạm ngưng hoạt động trong 24 giờ kể từ 7 giờ ngày 27/11, khiến 445 chuyến bay và 59.000 hành khách bị ảnh hưởng.

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (2): Khi núi lửa thức giấc - Ảnh 2.

Du khách mắc kẹt tại sân bay quốc tế Ngurah Rai

Núi lửa Agung trên đảo du lịch Bali của Indonesia đầu bắt đầu phun khói và tro bụi sau hơn 2 tháng "cựa mình". Vụ phun trào trước đó vào năm 1963 đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và nhiều ngôi làng bị chôn vùi.

Năm 2019 một vụ tai nạn núi lửa ở New Zealand cũng bất ngờ gây thương vong cho du khách.

Whakaari/White Island (Đảo Trắng) là núi lửa dạng tầng, cách bờ biển phía Đông của Đảo Bắc New Zealand 48 km, trong Vịnh Plenty. Khi núi lửa này phun trào chiều 9/12/2019 làm 21 người thiệt mạng, khi đó có tổng cộng 47 người trên đảo.

Cặp vợ chồng du khách Mỹ Ivy Kohn Reed và Rick Reed khi đó vừa tham quan miệng núi lửa và đang trên đường trở về cầu cảng trên đảo thì bất ngờ núi lửa phun dữ dội.

Những vụ tai nạn đi vào lịch sử (2): Khi núi lửa thức giấc - Ảnh 3.

Ivy Kohn Reed và Rick Reed đều nở nụ cười rạng rỡ trong tấm hình họ chụp chiều 9/12/2019 tại Whakaari/ White Island, New Zealand mà không hề có linh tính gì về thảm hoạ sắp xảy ra.

Họ may mắn sống sót nhưng bị thương rất nặng, sau đó được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện Middlemore ở Auckland. Rick bị bỏng hơn 30% cơ thể bao gồm 2 tay, 2 chân và mặt. Anh phải trải qua 3 ca phẫu thuật và cấy ghép nhiều mảng da. Ivy bị nhẹ hơn nhưng cũng bỏng 20% cơ thể bao gồm 2 tay, mặt và chân phải.

Ngày 8/2, Ivy chia sẻ tấm hình vợ chồng cô chụp trên đảo trước khi núi lửa phun trào, biến chuyến đi trong mơ của họ thành ác mộng.

Cùng bị thương với hai vợ chồng Reed có 2 hướng dẫn viên du lịch, trong đó cô Kelsey Waghorn, 25 tuổi bị bỏng sâu và rất nặng, tới 45% cơ thể. Waghorn trong tình trạng nguy kịch do bị hôn mê sâu, song nhờ các y bác sĩ nỗ lực chữa trị, kết hợp với sức sống của tuổi trẻ nên đã giành lại được sự sống cho cô.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại