Có thể bạn đã nghe đâu đó về chim cánh cụt có thể bay, hay mì ống spaghetti thu hoạch được từ một loại cây nào đó. Khi nghe những thông tin như vậy, bạn chắc chắn biết rằng đây chỉ là trò đùa ngày cá tháng tư.
Nhưng khoan giễu cợt những trò đùa này, bởi biết đâu ngày nào đó những điều trên sẽ trở thành sự thật.
Chim cánh cụt có thể bay và người ta có thể phát minh ra hạt giống trồng được "cây spaghetti". Bởi trên thế giới đã ghi nhận nhưng phi vụ tưởng đùa mà hóa thật như vậy.
1. Khỉ đột biết dùng iPads
Vào dịp cá tháng tư năm 2011, tờ báo The Sun của Anh đã cho đăng tải câu chuyện về việc những chú khỉ đột dùng iPads để giúp chúng hoạt bát hơn và vui vẻ hơn trong sở thú.
Vài tháng sau đó, nhân viên sở thủ hạt Milwaukee ở Mỹ cho biết họ bắt đầu cho khỉ đột "học" cách sử dụng máy tính bảng đều đặn hàng tuần.
Những chú khỉ đột đầu tiên dùng thử máy tính bảng là Mahal, một chú khỉ đực 4 tuổi và mẹ nó MJ, một cô khỉ cái 31 tuổi.
Một nhóm bảo tồn có tên Orangutan Outreach đã cho chạy chiến dịch Apps for Apes (tạm dịch: ứng dụng điện tử cho khỉ).
Chiến dịch này sẽ sử dụng những chiếc iPads được tặng để giúp cho khỉ đột "học" hiệu quả hơn. Hiện nay có hàng chục sở thú đã quan tâm và áp dụng chiến dịch này.
Hình ảnh những chú khỉ đột sử dụng iPads không còn xa lạ trong các sở thú ở Mỹ.
2. Em bé trong bụng mẹ có thể dùng mạng xã hội
Năm 2007, trang web công nghệ Cnet cho đăng tải câu chuyện về một mạng xã hội tên là UltraSound cho phép những em bé chưa ra đời có thể ghi lại cuộc sống trong bụng mẹ.
Mục đích của Ultrasound là giúp những đứa bé trong bụng mẹ có thể "viết" blog và chia sẻ những hình ảnh hay video về cuộc sống của chúng lúc chưa chào đời.
Ngờ đâu, một năm sau, một ông bố đã được truyền cảm hứng từ câu chuyện trên và phát minh ra Kickbee, một chiếc đai được đeo quanh bụng của người mẹ.
Mỗi lần em bé trong bụng mẹ đạp hay cựa quậy, Kickbee sẽ ghi nhận tín hiệu đó và đăng tải dưới dạng tweets của Twitter.
Kickbee cho phép bố mẹ biết được "trạng thái" của em bé trong bụng.
3. Sự ra đời của iPhone
Vào ngày cá tháng tư chục năm về trước, trang web điện tử Pocket-Lint "đùa" với người tiêu dùng rằng Apple sẽ cho ra mắt điện thoại di động để hỗ trợ iPod.
Apple cũng chẳng bận tâm gì đến trò đùa trên. Sau đó, trang web cũng đã đính chính lại thông tin giả trên nhưng cũng nói theo: "Hy vọng một ngày nào đó sẽ xuất hiện một chiếc điện thoại như vậy!"
Ba năm sau, Apple cho ra mắt chiếc iPhone đầu tiên vào năm 2007.
Steve Jobs giới thiệu chiếc iPhone đầu tiên tại Macworld năm 2007.
4. Bản đồ chuột ở New York
Chuột là một vấn đề khá nhức nhối ở một thành phố lớn như New York, đặc biệt là ở các nhà hàng trong thành phố này. Năm 2007, trang web Cnet thông báo cho người dùng mạng một ứng dụng mới có tên "Ratattable".
Theo đó, ứng dụng này cho phép người dùng biết được nhà hàng nào có vấn đề vệ sinh với chuột trong thành phố New York. Tất cả những gì cần làm chỉ là ấn nút "tattle", thông tin về các nhà hàng sẽ hiện ra ngay lập tức.
Mặc dù "Ratattle" chưa được phát triển thành một ứng dụng thật sự, nhưng sau đó Trung tâm chăm sóc sức khỏe và tâm thần New York đã cho ra đời "bảng thông tin về chuột" vào tháng 1 năm 2010.
Bảng này sẽ hiển thị những khu vực có nhiều chuột trong thành phố.
"Bảng thông tin về chuột" của Trung tâm chăm sóc sức khỏe và tâm thần New York.
5. Các chuyến bay tới vũ trụ
Năm 2008, Google đã thông báo cho ra đời tập đoàn Virgle, là sự kết hợp với công ty Virgin, nhằm đưa con người lên sinh sống ở sao Hỏa.
Dự kiến chuyến bay đầu tiên lên hành tinh này là vào năm 2016. Mặc dù nó chỉ là một trò đùa nhân ngày cá tháng tư, nhưng tổng giám đốc công ty Virgin, Richard Branson cho rằng đây có thể là một phi vụ kinh doanh kiếm "bộn tiền" nếu thành công.
Bây giờ, bạn hoàn toàn có thể bay tới sao Hỏa với chi phí 200.000 bảng Anh (tương đương 5 tỷ 7 trăm triệu đồng) và ngắm nhìn Trái Đất từ vũ trụ.
Chuyến bay dự kiến có hơn 500 người, ngay cả những ngôi sao quốc tế Ashton Kutcher, Angelina Jolie and Tom Hanks cũng đã đặt vé cho chuyến bay ra vũ trụ này.
Việc bay ra vũ trụ không còn trở nên khó khăn.
6. Ngửi thấy mùi hương từ TV
Năm 1965, đài BBC đã phỏng vấn một vị giáo sư phát minh ra hệ thống Smell-O-Vision. Thiết bị này cho phép người xem có thể ngửi được mùi hương phát ra từ những cảnh quay trên phim.
Vị giáo sư đã thử nghiệm bằng cách cắt hành tây và pha cà phê trong phòng thu, sau đó mời người xem ngửi qua màn ảnh tivi ở nhà.
Mặc dù đó chỉ là trò đùa ngày cá tháng tư, nhiều người lại khẳng định họ có thể ngủi thấy mùi hương đó . Năm 1995, BBC phát triển lại ý tưởng này.
Hàng triệu người đã sử dụng thiết bị Smell-O-Vision. Số tiền lợi nhuận thu được từ bán thiết bị này dùng để thực hiện chương trình từ thiện của đài BBC "Children in Need".
Thiết bị Smell-O-Vision.